Bí ẩn mộ cổ "công chúa chiến binh" 2.500 tuổi: nữ quốc Amazon có thật?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một cô gái đôi mươi quyền quý mang dáng dấp của một công chúa chiến binh Amazon huyền thoại đã được tìm thấy trong ngôi mộ cổ đầy châu báu ở cao nguyên Armenia.
Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Armenia vừa công bố phát hiện khảo cổ đặc biệt về một ngôi mộ cổ chứa hài cốt của một nữ chiến binh tuổi đôi mươi. Nàng là một cung thủ, một kỵ sĩ cừ khôi và đã chết sau rất nhiều lần bị thương nơi chiến trận.
Mộ cổ của nữ chiến binh thời đồ sắt và một số trang sức chứng minh niên đại đã được chôn cùng nàng - ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Armenia
Mộ cổ của nữ chiến binh thời đồ sắt và một số trang sức chứng minh niên đại đã được chôn cùng nàng - ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Armenia
Ngôi mộ cổ được phát hiện trong khu đô thị Bover I ở tỉnh Lori, vùng cao nguyên phía Bắc Armenia. Hài cốt cô gái trẻ được đặt giữa rất nhiều đồ tùy táng quý giá, bao gồm các trang sức bằng ngọc, chứng tỏ nàng có một địa vị cao trong xã hội.
Dáng dấp của nàng chiến binh được tái hiện - ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Armenia
Dáng dấp của nàng chiến binh được tái hiện - ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Armenia
Theo nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Anahit Khudaverdyan đã dựa trên các phần hài cốt còn khá nguyên vẹn để tái tạo lại mô hình cơ bắp của cô gái trẻ, những gì cho thấy cô đã quen với việc cưỡi ngựa và bắn cung. Dấu vết trên xương cho thấy những vết thương từ cung tên và thanh kiếm mà cô đã hứng chịu từ nhiều trận chiến trước đó, trước khi tử thương bởi một chiếc rìu trong cuộc giao đấu cuối cùng.
Nàng có chiều cao khoảng 1,65 m và sống vào thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên.
Nàng đã từng bị thương ở rất nhiều trận chiến - ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Armenia
Nàng đã từng bị thương ở rất nhiều trận chiến - ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Armenia
 Nơi mộ cổ được tìm thấy - ảnh: DAILY MAIL
Nơi mộ cổ được tìm thấy - ảnh: DAILY MAIL
Nàng còn là bằng chứng kinh ngạc cho thấy vương quốc của những nữ chiến binh Amazon ở núi Caucasus (Kavkaz) trong cổ văn Hy Lạp có thể không phải là truyền thuyết, và đây là một trong những thành viên cao quý nhất trong nữ quốc đó. Dãy núi Caucasus trải qua khu vực các nước Nga, Georgia, Azerbaijan, Armenia ngày nay, tức bao gồm khu vực cao nguyên Armenia nơi nàng yên nghỉ!
A. Thư (NLĐO/theo Daily Mail, Forbes, Acient-Origins)

Có thể bạn quan tâm

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.