Ai Cập công bố 5 xác ướp sư tử con tìm thấy gần kim tự tháp Giza

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ai Cập ngày 23-11 công bố xác ướp của 5 chú sư tử con được trang trí bằng chữ tượng hình, tìm thấy tại khu nghĩa trang Saqqara, gần quần thể kim tự tháp Giza.

 

 Các xác ướp sư tử con được tìm thấy trong đợt khảo cổ công bố hôm 23-11 - Ảnh: AFP
Các xác ướp sư tử con được tìm thấy trong đợt khảo cổ công bố hôm 23-11 - Ảnh: AFP



Ngoài 5 xác ướp này, Ai Cập còn ra mắt nhiều tượng gỗ và đồng khác. Trước đó, hàng loạt xác ướp mèo, rắn hổ mang, cá sấu và bọ hung từng được tìm thấy trong các chuyến khảo cổ gần đây, theo AFP.

Bộ Cổ vật Ai Cập tuyên bố họ tìm thấy những cổ vật này dưới chân đền Bastet, nơi dành riêng cho việc thờ cúng mèo của người Ai Cập cổ đại.


 

Các xác ướp sư tử con được trưng bày cho du khách chiêm ngưỡng - Ảnh: AFP
Các xác ướp sư tử con được trưng bày cho du khách chiêm ngưỡng - Ảnh: AFP



Bộ trưởng Bộ Cổ vật Khaled El-Enany ví von khám phá mới nhất trên "tự nó đã là cả một bảo tàng". Ông cũng cho rằng quá trình nghiên cứu ban đầu xác định 5 xác ướp này là những chú sư tử con.

Cuộc tìm kiếm đã phát hiện một bộ sưu tập các vị thần Ai Cập cổ đại dưới dạng 73 bức tượng đồng mô tả vị thần Osiris, sáu bức tượng bằng gỗ của thần Ptah-Soker và 11 bức tượng của nữ chiến thần Sekhmet.



 

Cận cảnh một xác ướp được công bố - Ảnh: AFP
Cận cảnh một xác ướp được công bố - Ảnh: AFP



Những hiện vật khác được phát hiện bao gồm các bức tượng của bò Apis, cầy mangut, vẹt, chim ưng và một bức tượng thần Anubis ở dạng động vật.

Ông Enany cho biết những cổ vật được tìm thấy thuộc triều đại Pharaoh thứ 26 có từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.



 

 Buổi công bố các cổ vật diễn ra ngày 23-11 tại Ai Cập - Ảnh: AFP
Buổi công bố các cổ vật diễn ra ngày 23-11 tại Ai Cập - Ảnh: AFP



Ai Cập hiện tìm cách quảng bá các di sản độc đáo của mình nhằm vực dậy ngành du lịch, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bất ổn chính trị và nhiều cuộc tấn công nhắm vào du khách.

Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình cho rằng Cairo đang tỏ ra tắc trách và quản lý không hiệu quả các địa điểm khảo cổ và bảo tàng.


 

Một số hiện vật được tìm thấy trong đợt khảo cổ mới nhất - Ảnh: AFP
Một số hiện vật được tìm thấy trong đợt khảo cổ mới nhất - Ảnh: AFP



Theo Vũ Nguyên (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.