Bệnh viêm lợi và những nguy hiểm khó lường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Viêm lợi rất phổ biến trong các bệnh lý về răng miệng, nhiều người đặt ra câu hỏi bệnh viêm lợi gây nguy hiểm hay không?
Bệnh viêm lợi hay còn được gọi là bệnh viêm nướu là một bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra với nhiều người, ở mọi lứa tuổi.
Dấu hiệu bị viêm lợi.
Dấu hiệu bị viêm lợi.
BS CKI Trịnh Đức Mậu cho biết: “Lợi khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt, săn chắc, bám dính chắc chắn quanh chân răng. Phần mô mềm có tác dụng làm trơn tuột thức ăn, không cho thức ăn bám dính trên răng, gây ra các bệnh lý răng miệng”.
Theo BS Mậu, biểu hiện của viêm lợi là lợi sưng tấy, đỏ, chảy máu khi đánh răng hoặc va chạm mạnh, miệng xuất hiện mùi hôi và có thể làm lung lay răng. Tùy vào cơ địa của từng người sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau.
“Trên thực tế lợi có nhiệm vụ bảo vệ răng và tránh cho răng có thể gặp những chấn thương từ bên ngoài. Khi nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian nhất định mà không được điều trị ngay, lợi sẽ bắt đầu có biểu hiện viêm nhiễm, mô lợi bắt đầu mềm ra. Và đến khi bệnh đã biến chứng sang một giai đoạn mới đó là bệnh nha chu thì sẽ dẫn tới những nguy hiểm khó lường”, BS Mậu cho biết.
Viêm lợi có thể gây tiểu đường
Khi viêm lợi ở giai đoạn đầu không được điều trị kịp thời sẽ làm cho lớp lợi và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành lỗ hổng quanh răng. Những lỗ hổng này sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa và lâu dần sẽ dẫn đến việc nhiễm khuẩn xung quanh chân răng.
BS Mậu cho biết: “Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều, vi khuẩn ngày càng phát triển sẽ làm cho hệ miễn dịch ngày càng yếu đi. Các độc tố do vi khuẩn tiết ra và các enzym được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có chức năng bảo vệ răng chắc chắn trên cung hàm). Lợi bị viêm, sưng đỏ, chảy mủ và có mùi hôi, gây đau nhức khó chịu kéo dài cho bệnh nhân”.
Bệnh càng nặng, lợi càng bị tụt sâu xuống, làm lộ chân răng, gây mất thẩm mỹ và hơn thế xương mô hàm sẽ bị phá hủy, dần tiêu đi, chân răng không còn chỗ bám, ngày càng lỏng lẻo và sau đó sẽ dẫn tới tình trạng mất răng.
Theo BS Mậu, một số loại thuốc kháng sinh chống viêm lợi có thể làm khô các tuyến nước bọt và gây ra hiện tượng hôi miệng. Do miệng không được thường xuyên làm sạch bằng tuyến nước bọt. 
Những vi khuẩn có hại sẽ tích tụ thành những mảng bám và cao răng, lâu dần nó sẽ tạo ra mùi hôi và gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.
Trong trường hợp nếu viêm chân răng mãn tính kéo dài thì tuyến tụy phải ngày càng tiết thêm nhiều insulin trong khoảng thời gian dài. Làm tăng nguy cơ làm suy nhược tuyến tụy và sẽ gây ra bệnh tiểu đường.
“Cách tốt nhất để điều trị dứt điểm tình trạng viêm lợi đó là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh để bệnh lý xảy ra rồi mới bắt đầu điều trị. Khi đó sẽ rất khó để điều trị dứt điểm được nó. Nên tập thói quen đến bệnh viện hoặc các trung tâm nha khoa để khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng luôn được khỏe mạnh”, BS Mậu khuyến cáo.
CTV Ngọc Mai/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.