Bé trai 4 tuổi bị chó cắn lòi ruột trong lúc chơi đùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong lúc chơi đùa, bé trai 4 tuổi ở An Giang bị con chó cắn thủng bụng, lòi ruột, phải nhập viện cấp cứu.

Ngày 24.5, bác sĩ Trần Phước Hồng, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa (BVĐK) khu vực An Giang, cho biết các bác sĩ của bệnh viện đã phẫu thuật và đang điều trị cho bệnh nhi 4 tuổi bị chó cắn thủng bụng, lộ nội tạng.

Theo BVĐK khu vực An Giang, vào lúc 11 giờ 5 ngày 22.5, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi Đ.H.B (4 tuổi, ngụ P.Núi Sam, TP.Châu Đốc, An Giang) trong tình trạng có vết thủng ở bụng kích thước 2 x 2 cm, bị lòi ruột non ra ngoài; vùng đỉnh đầu bị chấn thương. Bệnh nhi trong tình trạng hoảng sợ, quấy khóc.

Vết thương bị chó cắn của bé B. sau khi được BVĐK khu vực An Giang phẫu thuật. Ảnh: BVCC

Vết thương bị chó cắn của bé B. sau khi được BVĐK khu vực An Giang phẫu thuật. Ảnh: BVCC

Ngay sau đó, các bác sĩ tiến hành truyền dịch, giảm đau, theo dõi sát sinh hiệu, đắp gạc ấm lên phần ruột; đồng thời chụp X-quang não, siêu âm và tiến hành phẫu thuật để cấp cứu bệnh nhi.

Sau phẫu thuật, hiện sức khỏe bệnh nhi định và tiến triển rất tốt, có thể ăn cháo. Hiện cháu B. đang nằm ở khoa Ngoại nhi, dự kiến khoảng 1 tuần nữa được xuất viện.

Người nhà cho biết, trước khi nhập viện khoảng 20 phút, cháu B. chơi đùa với chị ruột. Trong lúc chơi đùa, cháu B. chạy gần con chó của gia đình nuôi thì bất ngờ bị chó cắn vào người và lôi ngược ra phía sau, khiến bé bị chấn thương nặng. Con chó này được gia đình nuôi nhiều năm nay và bình thường vẫn hay chơi với các cháu nhỏ trong nhà.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.