Bé trai 2 tuổi phải cắt bỏ tinh hoàn, cha mẹ chết lặng vì bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 3 ngày xuất hiện tình trạng sưng đau vùng bẹn bìu, bé trai được gia đình đưa đi khám thì tinh hoàn trái đã hoại tử do bị xoắn và không thể bảo tồn.
Tinh hoàn của bệnh nhi đã hoại tử, tím đen.
Tinh hoàn của bệnh nhi đã hoại tử, tím đen.

Ngày 8/10/2023, Khoa Ngoại nhi Tổng hợp – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 2 tuổi ở Vĩnh Phúc vào viện trong tình trạng sưng đau, nề đỏ vùng bìu. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện ở bìu trái của bệnh nhi có khối cứng treo cao, nắn đau, bìu phải không rõ khối, các cơ quan còn lại không phát hiện bất thường.

Sau khi siêu âm vùng bẹn bìu, bệnh nhi được chẩn đoán bị xoắn tinh hoàn trái ngày thứ 3 và ngay lập tức được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

ThS.BS Nguyễn Đức Lân – Trưởng khoa Ngoại nhi Tổng hợp cho biết: Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ ghi nhận tinh hoàn trái xoắn 2 vòng đã hoại tử, tím đen. Sau khi tháo xoắn, đánh giá tinh hoàn đã hoại tử hoàn toàn, các bác sĩ giải thích với người nhà bệnh nhi và tiến hành cắt bỏ toàn bộ tinh hoàn trái. Đồng thời cố định tinh hoàn bên phải để hạn chế nguy cơ xoắn.

Hiện tại, sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi ổn định, vết mổ khô, vùng bìu đỡ sưng nề, trẻ ăn uống tốt, không sốt và đang tiếp tục được theo dõi tại Khoa, dự kiến ra viện trong 1,2 ngày tới.

Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu nam khoa thường gặp chiếm khoảng 17% các trường hợp đau bìu cấp tính, trong đó 90 % thường gặp ở lứa tuổi từ 13 đến 21. Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn di động quá mức quanh thừng tinh dẫn đến tắc nghẽn hệ thống mạch máu. Hậu quả dẫn đến tắc mạch máu cấp tính, nếu không giải phóng kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử tinh hoàn.

Theo BS Lân, xoắn tinh hoàn được biểu hiện bằng cơn đau chói ở bìu, vùng bìu sưng to. Khi khám lâm sàng, tinh hoàn bên xoắn treo cao hơn bên đối diện. Việc phát hiện và điều trị cấp cứu sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong trường hợp này. Nếu người bệnh được đưa đến viện sớm, trong 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo thì khả năng bảo tồn được tinh hoàn là rất cao.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần rất thận trọng trong quan sát các dấu hiệu bất thường ở con. Nếu thấy trẻ xuất hiện triệu chứng đau đột ngột ở vùng bìu hoặc bìu sưng to, nề đỏ thì cần cho trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Bs Hà Nguyệt, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.