Báu vật khởi dựng vương triều Lê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hệ thống thành bậc Điện Kính Thiên (thường gọi là thành bậc rồng Điện Kính Thiên) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia tại quyết định số 2283/QĐ-TTg ngày 31.12.2020. Đây là một tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc dân tộc.

Điện Kính Thiên năm 1884-1885. Ảnh tư liệu: Hocquard
Điện Kính Thiên năm 1884-1885. Ảnh tư liệu: Hocquard


Điện Kính Thiên - Núi Long Đỗ: Nơi hội tụ linh khí dân tộc

Mỗi triều đại phong kiến Việt Nam đều xây dựng cho mình điện thiết triều, nơi đây là trung tâm quyền lực của hoàng gia, biểu tượng cho sự chính danh của vương triều. Sau khi chiến thắng quân Minh, vua Lê Thái Tổ đã cho khởi dựng Điện Kính Thiên làm nơi thiết triều.

Chính điện Kính Thiên được cho là điểm trung tâm của kinh thành, điểm kết nối của trục tâm linh Thiên - Địa - Nhân, trong đó đại diện cho Nhân (người) chính là các vị Hoàng đế của các vương triều thường ngự trên ngai vàng đặt ở nơi đây. Dưới các triều đại phong kiến, dù cho mang nhiều tên gọi khác nhau thì điện Kính Thiên luôn được xây dựng trên núi Long Đỗ (Rốn Rồng), hay còn gọi là Núi Nùng. Theo thuyết phong thủy cho rằng trong ruột núi có cái lỗ nên núi được gọi là Long Đỗ, thông xuống lòng đất là nơi phát tiết ra linh khí non sông. Massan, một học giả người Pháp thế kỷ trước cho biết “núi Nùng trong nhiều thế kỷ được coi như núi hộ mệnh của thành phố”.

Khuôn viên khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) hiện tại còn lưu giữ đôi rồng đá xanh nguyên khối chầu hai bên lối lên thềm Điện Kính Thiên xưa. Hai bộ thành bậc đá chạm rồng ở điện Kính Thiên hiện tồn đến ngày nay có một vị trí đặc biệt trang trọng trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc của dân tộc, phản ánh đỉnh cao của kỹ - mỹ thuật cung đình Việt Nam.

Điện Kính Thiên được xây dựng lần đầu từ năm 1428 bởi vua Lê Thái Tổ và được vua Lê Thánh Tông xây dựng lại từ tháng 3 năm 1465 và đến tháng 11 năm đó mới hoàn thành. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, ngày 15 tháng Tám năm Đinh Hợi, niên hiệu Quang Thuận thứ 8 (1467) vua Lê Thánh Tông cho “dựng lan can bằng đá ở điện Kính Thiên và xây điện nhỏ ở sân Giảng Võ”.


 

Thành bậc rồng Điện Kính Thiên, báu vật ngàn năm. Ảnh: Hữu Mạnh
Thành bậc rồng Điện Kính Thiên, báu vật ngàn năm. Ảnh: Hữu Mạnh


Thành bậc rồng Điện Kính Thiên, tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc dân tộc

Thành bậc rồng Điện Kính Thiên có kích thước, cấu trúc và hoa văn rất đặc biệt, không bắt gặp hay lặp lại ở các di tích, di vật cùng loại khác. Về tổng thể, hệ thống thành bậc rồng Điện Kính Thiên nằm theo hướng chính Nam, được chế tác bằng đá xanh nguyên khối với kích thước: chiều ngang 13.7m, chiều dọc 4.45m, cao 2.1m. Thành bậc bao gồm có 02 rồng đá và 02 lan can cách điệu mây hóa rồng chia thành 3 lối lên đều nhau đi vào điện, lối giữa dành cho vua, hai lối hai bên là của các quan. Hai dãy thành giữa chạm hình rồng bò từ trên nền điện xuống, hai thành hai bên chạm rồng, giống cách điệu rồng cuồn cuộn. Mặt ngoài chạm khắc hoa, mây, lửa.

Đôi rồng chầu được tạo tác với tư thế lượn từ trên xuống, được chạm khắc rất tinh xảo đầu rồng ngẩng cao, miệng ngậm ngọc. Thân rồng tròn, uốn 7 khúc mềm mại nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô . Rồng có 4 chân, mỗi chân có 5 móng nhọn và sắc và được diễn tả ở một tư thế khác nhau. Đây chính là biểu tượng của đế vương, thể hiện cho quyền lực của nhà vua.

Ở hệ thống thành bậc rồng này còn hai lan can trang trí hoa văn chủ đề mây hóa rồng. Đây là đồ án nghệ thuật trang trí phổ biến trên các bia đá và trên đồ gốm men trắng vẽ lam thời Lê Sơ. Mặt trong và ngoài của lan can còn được khắc chìm đồ án hoa sen dây - đồn án trang trí rất phổ biến thời Lý - Trần

Tuy nhiên, về chi tiết, hoa sen trong mảng chạm ở thành bậc Kính Thiên có khác so với thời Trần. Nếu sen Lý - Trần thường đơn giản, ít lớp cánh, đường nét rõ ràng kiểu tả thực thì sen Kính Thiên phức tạp hơn với nhiều lớp cánh, chi tiết cánh vừa có yếu tố sen vừa có yếu tố mẫu đơn. Chính vì thế, có người còn gọi đây là hoa bảo tiên. Lá sen ở thềm điện Kính Thiên cũng hiếm gặp, đã trở thành mảng chạm chính chứ không đơn điệu như lá sen Lý - Trần.

Ngoài gây ấn tượng về mặt thị giác, đồ án sen dây trên mặt ngoài của thành bậc còn phản ánh ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo đồng thời thể hiện sự biến chuyển từ hình tượng tả thực hoa sen thời Lý - Trần sang mô típ pha trộn các loại hoa sen-hoa cúc-hoa mẫu đơn. Những họa tiết này được đánh giá rất cao về giá trị nghệ thuật cũng như độc đáo trong phong cách thể hiện văn hóa người Việt.

Điện Kính Thiên với hai thành bậc đá là một di sản có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, đóng vai trò liên tục của một trung tâm quyền lực, với sự hiện hữu dày đặc các tầng di tích khảo cổ bao gồm cả các dấu tích kiến trúc hiện còn trên mặt đất, khối lượng đồ sộ của các di vật khảo cổ học... Nắm giữ vị trí quan trọng như vậy trong Hoàng thành Thăng Long bởi vị trí tọa lạc của điện Kính Thiên trên núi Long Đỗ, vị trí phong thủy quan trọng, là nơi có khả năng kết nối giữa các vị thần và vua chúa; tạo nên một nền văn hóa phong phú, độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, tạo nên các dấu ấn văn hóa vật chất mang tầm vóc Di sản Thế giới của khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.


https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/bau-vat-khoi-dung-vuong-trieu-le-1135788.ldo

Theo Hữu Mạnh - Văn Thương  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.