Bất ngờ với cơ chế "cải lão hoàn đồng" có sẵn trong cơ thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu thú vị của Đại học Stanford (Mỹ) cho thấy lão hóa không hẳn là con đường một chiều, nhờ cơ chế thú vị xảy ra với các tế bào gốc cơ bắp.
Công trình đứng đầu bởi giáo sư khoa học thần kinh Thomas Rando từ Trường Y khoa Stanford (thuộc Đại học Stanford, Mỹ) đã thí nghiệm trên chuột, xem xét những gì xảy ra với cơ thể ở cấp độ tế bào và phát hiện ra sự "cải lão hoàn đồng" đáng kinh ngạc ở tế bào gốc cơ bắp, chỉ nhờ việc vui đùa hàng đêm với chiếc lồng xoay.
 
Tập thể dục có thể đem lại cho những cơ thể lớn tuổi khả năng sửa chữa hệ cơ bắp của người trẻ tuổi - ảnh minh họa từ Internet
Sự trẻ hóa của tế bào gốc cơ bắp này giúp chúng có thể làm việc như các tế bào gốc ở người trẻ tuổi hơn, tức có khả năng sửa chữa các thiệt hại cơ bắp mạnh mẽ hơn, giống như cách người trẻ thường hồi phục sau những hoạt động nặng nhọc hay những chấn thương nhanh và tốt hơn người già.
Theo giáo sư Rando, trước đó, họ đã có các nghiên cứu cho thấy sự tái tạo mô giảm theo tuổi tác chính là do sự suy giảm chức năng của các tế bào gốc này.
Trong nghiên cứu mới, họ đã sử dụng những con chuột 20 tháng tuổi, tức tương đương độ lão hóa của những con người 60-70 tuổi. Việc một thứ cơ chế "trẻ hóa" được kích hoạt trong độ tuổi này là điều đáng ngạc nhiên. Khi cấy tế bào gốc cơ bắp của chuột già vào chuột trẻ hơn và chia làm 2 nhóm tập thể dục/không tập thể dục, các tế bào gốc được cấy vào nhóm tập thể dục đã nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với cơ thể mới trẻ trung.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cơ chế "cải lão hoàn đồng" bất ngờ này có thể đã xảy ra nhờ sự tăng biểu hiện của một phân tử gọi là cyclin D1. Khám phá này không chỉ củng cố thêm lợi ích đã được chứng minh của thể dục, mà còn mở đường cho các phương thuốc "bắt chước" tác động của thể dục, dành cho những người già không thể tập luyện thường xuyên, nhằm điều trị chấn thương và những vấn đề sức khỏe khác liên quan đến tuổi tác.
A. Thư (NLĐO/Theo Medical Xpress, EurekAlert)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.