Bất ngờ tập thể dục tưởng ngược đời lại có thể đẩy lùi bệnh nan y

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một nghiên cứu chuyên sâu về não bộ ở Canada đã tìm thấy những thay đổi bất ngờ trong một vùng não quan trọng khi người lớn tuổi lựa chọn những kiểu thể dục tưởng chừng chỉ dành cho người trẻ.
Lời khuyên rằng người lớn tuổi chỉ nên lựa chọn những môn thể dục nhẹ nhàng kiểu dưỡng sinh có vẻ không thật sự đúng với kết quả nghiên cứu mới từ Đại học McMaster (Canada). Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi phó giáo sư – tiến sĩ Jennifer J. Heisz đã tìm ra những thay đổi khó tin ở hồi hải mã (vùng hippocampus) trong bộ não của những người cao tuổi "chịu chơi" với những kiểu thể dục cường độ cao như đi bộ nhanh hay HIIT.
Các bài tập đốt năng lượng, cường độ cao cần cho mọi lứa tuổi - ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK
Các bài tập đốt năng lượng, cường độ cao cần cho mọi lứa tuổi - ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK
Các tác giả đã tuyển chọn 1.600 tình nguyện viên cao tuổi, trong đó 25% có các yếu tố nguy cơ di truyền về chứng mất trí nhớ và 75% không có. Đây là tỉ lệ phù hợp với tỉ lệ chung trong dân số. Họ nhận thấy dường như không có mối liên quan rõ ràng giữa hoạt động thể chất và mất trí nhớ ở nhóm có yếu tố nguy cơ di truyền. Nhưng với những người may mắn sở hữu bộ gene không có yếu tố rủi ro, cách mà họ tập thể dục ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguy cơ phát triển nhóm bệnh về não nan y này.
Họ được chia thành 2 nhóm. 1 nhóm tập thể dục dạng HIIT, tức dạng bài tập cường độ cao ngắt quãng giúp đẩy cơ thể đến giới hạn cao nhất của sự vận động mà thanh niên ngày nay hay lựa chọn để tập cơ bắp hay giảm béo nhanh. 1 nhóm tập MICT, dạng bài tập liên tục với cường độ trung bình.
Kết quả kinh ngạc: trong vòng 12 tuần, mỗi tuần tập 3 buổi, chức năng não của nhóm tập HIIT dường như "cải lão hoàn đồng".
Phân tích sâu hơn đã xác định được sự tự tái tạo của não bộ ở một số khu vực trọng yếu khi tập nặng; nhờ sự gia tăng hóa chất thần kinh BDNF, hoạt động như một kiểu "phân bón" thúc đẩy sự tăng trưởng, hoạt động và sống còn của các "tế bào thần kinh sơ sinh". Các tế bào thần kinh sơ sinh giống như những mảnh ghép ký ức, càng nhiều nó, chúng ta càng tạo ra nhiều ký ức chi tiết hơn.
Sự tái tạo này xảy ra chủ yếu ở hồi hải mã, nơi mà các căn bệnh về não như chứng sa sút trí tuệ Alzheimer tấn công đầu tiên.
Mất trí nhớ đang là nhóm bệnh gây tử vong sớm được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp hàng thứ 5, và có chiều hướng ngày một gia tăng tỉ lệ trong dân số. Đây là nhóm bệnh về não bộ, biểu hiện qua sự suy giảm chức năng. Mất trí nhớ hiện vẫn là nhóm bệnh nan y, không có thuốc điều trị đặc hiệu.
A. Thư (NLĐO/Theo Daily Mail)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.