Bắt đầu từ hoàng hôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ngắm hoàng hôn là một trong những điều lãng mạn nhất mà tôi dành cho mình khi tuổi đời không còn quá trẻ. Đâu đó, người ta vẫn tin rằng trong những buổi chiều, dù có nhìn về phương nào đi nữa cũng không sao tránh được nỗi buồn, vì bóng hoàng hôn thường gợi một điều gì đã vãn. Nhưng tôi có cảm giác hoàng hôn mới chính là sự bắt đầu…

Vào một buổi chiều se lạnh, tôi theo chân vài người bạn lên đồi. Trên cao, gió rạt từng ngọn như thể bây giờ mới vào mùa đông. Ngang qua biết bao buổi chiều nhưng đứng lại và ngắm nhìn cho trọn một hoàng hôn mong manh thì với tôi có lẽ lần đầu. Khi ánh sáng của mặt trời đã yếu, chỉ còn sót lại ráng chiều loang giữa lớp mây bồng, tôi thơ thẩn trông về phía dải núi lờ mờ như phủ sương ở tít tắp xa kia. Một bên đồi dốc, một bên phố thị. Dõi mắt về phía nào cũng thấy miên man. Nếu thật hoàng hôn là một nỗi buồn thì hóa ra trên đời lại có những nỗi buồn đẹp đến nhường vậy! Ai đó đã ví hoàng hôn như món quà cuối ngày mà mặt trời dành cho những người kiên nhẫn. Phải rất lâu rồi, tôi mới thấy mình là kẻ biết đợi chờ. Mùa xuân sẽ còn kéo dài một thời gian nữa cho đến khi những “vầng mây lang thang” vào hạ. Nhưng hoàng hôn của buổi chiều hôm ấy không bao giờ trở lại.

Vạn vật đều phải dừng ở một thời khắc nào đó để bắt đầu chu trình mới. Hoàng hôn đều đặn khép lại một ngày và mở lối vào đêm. Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng cho rằng, vũ trụ sống về ban đêm nhiều hơn, từ trăng sao đến cỏ cây đều rì rào mầu nhiệm. Tôi mơ màng nhận ra điều lý thú ấy khi nán lại trên đồi, chờ đến khi những chòm sao cất lên giữa trời quang. Điện cho đường phố và đèn cho mỗi ngôi nhà đã bật. Cái phút giây ấy chợt khiến tôi thấy mình cần phải sống hơn lúc nào hết. Kết thúc cũng là khởi đầu. Nếu bình minh làm dâng đầy nguồn năng lượng và ý tưởng mới cho công việc thì hoàng hôn là lúc con người ta tạm buông xuống những lo toan để tận hưởng một buổi tối thư thái, quây quần. Vậy nên, có người chọn bình minh làm điểm bắt đầu, có người lại chọn hoàng hôn.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Hoàng hôn không chỉ là thời khắc, không gian, cảnh sắc mà đó còn là ý niệm trong tâm thức. Tôi thấy đời người cũng cần có “hoàng hôn”. Dù với từng người, dấu ấn này có thể rơi vào những thời điểm không giống nhau. Suy cho cùng, trải qua bao thăng trầm trên đường đời, ai rồi cũng mơ về một cái kết đẹp đẽ và êm đềm. Tuổi trẻ quyến rũ chúng ta bằng những hân hoan, tuổi già lại cần lui về với sự yên bình. Tôi đang mường tượng về chân dung “hoàng hôn” của đời mình. Sẽ không còn đủ sức để lang thang đâu đó, tôi ngồi lại với những chiều ngoại ô, ngắm nhìn bàn tay run rẩy của mình và hồi tưởng về mấy điều quá vãng. Như thế có buồn tẻ quá chăng? Tôi trộm nghĩ, người lớn tuổi có thể bớt tinh tường nhưng bù lại, sẽ nhẫn nại và điềm tĩnh hơn, biết sống cho thực tại nhiều hơn.

Không chỉ là ẩn dụ cho tuổi xế chiều, hoàng hôn còn là thời điểm khi con người ta biết dừng lại trong một số câu chuyện của cuộc sống. Đôi lúc không phải cứ nóng vội dấn bước mà đạt được thành tựu. Như ánh hoàng hôn của đất trời không bao giờ đến sớm. Thật khó để biết được khi nào mình nên bắt đầu, khi nào nên kết thúc. Hòa điệu với thiên nhiên, tôi nhận ra rằng, biết lùi lại, gác lại một điều gì đó để hiểu và chấp nhận thực tại cũng là cách gieo cho mình hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Sắc màu tháng ba

Sắc màu tháng ba

(GLO)- Dấu chân thời gian đang chạm dần vào vạch cuối của mùa xuân để chào đón mùa hạ. Khoảnh khắc nhấn nhá này rắc lên thiên nhiên những mảng màu sống động đầy mê hoặc trong sắc màu tháng ba.
Ông Kpuih Jol-“Cầu nối” văn hóa truyền thống của làng Hle Ngol

Ông Kpuih Jol-“Cầu nối” văn hóa truyền thống của làng Hle Ngol

(GLO)- Già làng Kpuih Jol được nhiều thế hệ người làng Hle Ngol (xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) yêu mến bởi ông như “cầu nối” mạch nguồn văn hóa truyền thống của người Jrai. GJol không ngừng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn để các giá trị truyền thống ngày càng phong phú, sinh động.
Mắt quê

Mắt quê

Người ta bước chân ra phố tính chuyện đi xe nào hay mở ứng dụng đặt xe, nhưng dân miệt sông nước thì quen với chiếc ghe, chiếc xuồng hay phi thẳng vỏ lãi (phương tiện di chuyển trên sông, thường làm bằng vật liệu composite) mà đi chợ cho kịp buổi sớm mơi.
Quê hương bên những ngọn đồi

Quê hương bên những ngọn đồi

(GLO)- Năm 2014, sau khoảng thời gian trở về từ giảng đường đại học mà chưa tìm được việc, tôi quyết định vào TP. Hồ Chí Minh. Xe lăn bánh, đêm thật dài, tôi kéo rèm nhìn ra bóng tối trôi bên đường, nghĩ mông lung về những gì đang chờ mình khi xe dừng ở Bến xe Miền Đông mà tự nhiên trống trải.

Con ngồi đợi mẹ bên thềm

Con ngồi đợi mẹ bên thềm

Ý niệm về không gian cư trú trong đời sống dân gian thường gắn kết với những bài học về luân thường đạo lý. Bắt đầu từ ca dao, tục ngữ, cái ngạch cửa thềm nhà bỗng ý vị với rất nhiều nhắn nhủ...
Sắc màu hy vọng

Sắc màu hy vọng

(GLO)- Mùa xuân đến, đất trời như được mặc chiếc áo mới với cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Mùa xuân cũng là lúc những hy vọng được ươm mầm để người ta tin vào điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Lối cỏ hoa

Lối cỏ hoa

(GLO)- Mùa xuân bao giờ cũng dành cho mình một lối cỏ hoa. Tôi nhận ra điều ấy khi tóc đã bạc, chân đã bước qua nhiều miền đất xa xôi. Đi từ ngõ nhà mình ra thấy con đường bụi bặm hôm nào bỗng hào hứng đón nhận bước chân ta bằng muôn thứ hoa cỏ mà có hỏi mãi cũng chẳng thể nào biết hết tên.

Nhớ mẹ

Nhớ mẹ

(GLO)- Không hiểu sao khi bước vào tháng Giêng, tôi lại thường nghĩ về mẹ. Tháng Giêng như một cánh cửa khép lại năm cũ và bước sang năm mới với bao ước vọng, bao khấp khởi mừng vui.

Hương vị rau cần

Hương vị rau cần

(GLO)- Những người con xa xứ như tôi, mỗi lần nhớ về quê hương không thể không nhớ về Tết quê. Nỗi nhớ ấy như sâu hơn, đằm hơn, chất chứa tầng tầng lớp lớp còn bởi hương vị riêng của thứ rau quê kiểng mà cứ làm vương vấn thêm nỗi lòng của những đứa con xa nhà.

Sống chậm cùng những vòng xe

Sống chậm cùng những vòng xe

Trong cái nhộn nhịp, tất bật của phố phường khi tết đã qua, guồng quay cuộc sống trở lại thường nhật, đâu đó giữa Sài Gòn, chúng ta vẫn cảm nhận được cái bình dị, chậm rãi khi rong ruổi trên những chiếc xe đạp, dẫu đôi khi áo đã ướt đẫm mồ hôi.
Ngọt ngào hương sắc hoa cà phê

Ngọt ngào hương sắc hoa cà phê

(GLO)- Tây Nguyên đang giữa mùa khô. Những ngày này, nắng vàng ươm đầy trời. Và gió thổi vào nắng, vào cỏ, vào cây trên mọi nẻo đường. Sau mấy ngày nghỉ Tết, bà con nông dân bắt đầu lên rẫy tưới nước cho vườn cây cà phê vừa qua đợt thu hái.

Thuyền hoa

Thuyền hoa

"Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ..." là mỗi lần tôi lại nao nao với những kỷ niệm của mùa xuân và ngày tết. Con người ta thật lạ, xuân năm nào cũng đến, mỗi năm đều đặn vào dịp cố định, vậy mà cái cảm giác chộn rộn mong chờ vẫn cứ háo hức như là tươi mới.
Hồi sinh những nhành hoa

Hồi sinh những nhành hoa

(GLO)- Năm nào cũng vậy, sau Tết Nguyên đán ít ngày, mấy người bạn của tôi lại dành thời gian dạo quanh phố phường hay lang thang trong hầu hết các con hẻm để gom những cành đào đã trưng hoặc những chậu cúc hoa tàn ở bên lề đường.

Ra Giêng…

Ra Giêng…

(GLO)- Ông bà ta khi xưa dù làm lụng vất vả quanh năm, ngày thường có thể “cơm dưa muối” chưa no bụng, nhưng 3 ngày Tết phải đủ đầy. Vậy nên mới có đôi câu đối: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.