Mái hiên cổ tích

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn với hiên nhà. Ngôi nhà tranh 3 gian 2 chái có mái hiên rất rộng đằng trước. Nhà Việt xưa kết cấu rất khác với các kiểu nhà đương đại: các gian trong dành làm nơi thờ cúng, ngủ nghỉ; chái làm kho hoặc bếp. Và, đương nhiên “không gian sống” cho mọi sinh hoạt còn lại, từ ăn uống, chuyện trò, nhiều khi cả việc tiếp khách nữa… đều dồn hết nơi hiên nhà.

Nhà 3 gian nên hiên nhà tôi cũng được chia thành 3 khu vực. Ở giữa, cha đặt bộ bàn nước để ngồi chơi hoặc tiếp khách. Cái “phòng khách” ấy được chắn trước bằng một tấm phên tre đan (được gọi là “phên cáo”) như tấm bình phong để che bớt mưa nắng. Chỉ che bớt nắng mưa là bởi, phên đan thưa nên gió với ánh sáng nhẹ vẫn lọt vào đủ để người ngồi chơi nghe thoáng mát mùa hè, sáng sủa, ấm áp mùa đông. Giờ nhắc lại chuyện xưa mới nghĩ ra, chứ hồi nhỏ ấy là chỗ dành cho cha tiếp khách, bàn chuyện người lớn, con nít chúng tôi không dám tới.

Không chỉ con cái, ngay cả mẹ cũng ít “ngồi bàn”, trừ khi có việc quan trọng. Mẹ thích trải chiếu gian bên, thoải mái ngồi bệt duỗi chân, lưng dựa tường hơn. Ấy là lúc mẹ cần vá may, trò chuyện với các bà, các cô hàng xóm đến chơi hay đơn giản chỉ muốn hóng mát, bắt chấy chải đầu hoặc kể chuyện cổ tích cho mấy đứa con. Cơm ăn ngày 3 bữa, mẹ cũng dọn ra hiên. Những bữa cơm đầm ấm bên hiên nhà mâm đặt giữa, nồi xoong dồn phía trước. Phía đầu nồi, mẹ ngồi xới cơm, gắp cá, múc canh. Cha ngồi đối diện phụ mẹ. Vị trí còn lại quanh mâm chừa phần các con. Con mực nằm vòng ngoài cách một quãng xa, mõm kê lên 2 chân trước mắt lim dim. Thấy vậy đừng tưởng cu cậu ngủ quên, chỉ cần một cục xương lia ra mực ta đã thoắt cái chồm dậy, ngoạm chạy biến ra sân.

Mái hiên cổ tích ảnh 1

Minh họa: Huyền Trang

Ngày nóng bức, manh chiếu của mẹ càng được trải ra hiên nhiều hơn. Những buổi trưa đứng gió, mấy mẹ con ngả lưng ở hiên quạt mo quạt phạch phạch trong khi cha ngả người đung đưa trên chiếc võng treo giữa 2 thân cột. Đêm thì khỏi nói, sau bữa cơm chiều, hiên sẽ trở thành nơi tập trung trò chuyện của người lớn, nơi vui đùa của trẻ con. Khí mát trời đêm phẩy nhẹ vào hiên, xua đi cái oi ả sót lại của ngày. Tôi mê nhất những đêm trăng trải chiếu hiên nhà nằm ngắm trăng rồi nghe mẹ kể chuyện. Mẹ tôi thuộc rất nhiều chuyện đời xưa. Chuyện kể của mẹ cứ liên miên chắp nối nhiều đêm, “trường thiên” không kém câu chuyện của nàng Scheherazade trong “Nghìn lẻ một đêm”. Vậy nên, nghe xong đêm này hôm sau lại háo hức mong cho… trời mau tối để nghe tiếp phần sau! Nghe lâu thành thuộc và cái “kiến văn cổ tích” từ mái hiên ngôi nhà thân thương cứ ngày một dày thêm. Vậy nên, sau này, mỗi khi có ý định cầm bút viết về những hoài niệm tuổi thơ, hình ảnh đầu tiên hiện trong tâm trí tôi luôn là hình ảnh nằm khoanh trong lòng mẹ một đêm trăng nghe kể chuyện đời xưa…

Có thể bạn quan tâm

Mẹ tôi

Mẹ tôi

(GLO)- Mặc dù đã 86 tuổi nhưng mẹ tôi vẫn còn rất tinh tường, minh mẫn. Những ký ức tuổi thơ của mẹ, năm tháng thời thanh niên của ba tôi hay chuyện của chị em chúng tôi, mẹ nhớ như in, thỉnh thoảng lại rủ rỉ kể cho con cháu nghe.
Bắt đầu từ hoàng hôn

Bắt đầu từ hoàng hôn

(GLO)- Ngắm hoàng hôn là một trong những điều lãng mạn nhất mà tôi dành cho mình khi tuổi đời không còn quá trẻ. Đâu đó, người ta vẫn tin rằng trong những buổi chiều, dù có nhìn về phương nào đi nữa cũng không sao tránh được nỗi buồn, vì bóng hoàng hôn thường gợi một điều gì đã vãn. Nhưng tôi có cảm giác hoàng hôn mới chính là sự bắt đầu…

Khu vườn của ngoại

Khu vườn của ngoại

(GLO)- Tôi vừa về quê thăm ngoại, thăm ngôi nhà và mảnh vườn thời thơ ấu. Gió khẽ đưa hương thiên lý sau vườn phả vào không gian ắp đầy kỷ niệm. Hàng cau trước ngõ ngày nào như gầy đi nhiều hơn.
Quán nhớ

Quán nhớ

(GLO)- Tôi tự đặt tên quán như vậy vì có bao nhiêu nuối tiếc ở nơi này. Quán nhỏ, nhìn ra mặt hồ, đường thoáng, vậy mà bao lần tôi đã lỡ hẹn với người mình ngóng đợi. Người tôi hẹn đã không đến được vì lỡ chuyến xe, vì phải gấp gáp quay về đưa người thân tới bệnh viện. Hoặc có khi tôi nhắn tin không hồi âm, gọi điện thoại thì mới biết chiếc sim ấy đã thuộc về người khác.
Pleiku mùa thay lá

Pleiku mùa thay lá

(GLO)- Những ngày này, dạo trên các tuyến phố ở Pleiku (tỉnh Gia Lai) như: Lê Hồng Phong, Tăng Bạt Hổ, Lê Duẩn... tôi lại nhớ đến câu thơ của Olga Berggoltz do Bằng Việt dịch: “Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng”, như một thông điệp giàu ý nghĩa: “Hãy biết quý trọng tất cả những gì chúng ta đang có. Hạnh phúc cũng mong manh như lá, hãy nâng niu khi nó còn ở trên cành”.

Nhành mai nở muộn

Nhành mai nở muộn

Hoài chạy ào vào nhà như một cơn gió. Con bé có vẻ khựng lại tí tẹo khi nhìn mẹ ngồi bên cửa sổ, mắt hướng ra khoảng sân đầy ánh trăng. Mùi tinh dầu quế nhè nhẹ len trong không gian và tiếng hát Thái Thanh đầy xót xa. Khi mẹ nghe Thái Thanh, đốt tinh dầu, là lúc bà đang có những nỗi niềm giấu kín.
Khu vườn tháng Giêng

Khu vườn tháng Giêng

(GLO)- Năm nay, tôi nhận ra trong khu vườn nhà mình có một mùa xuân thật khác. Mùa xuân bước ra từ mộc mạc, cũ kỹ của các loại cây, từ cành khẳng khiu, từ tiếng chim quen thuộc như một bài học mới, bài học của vườn xưa.

Ra Giêng

Ra Giêng

(GLO)- Có một khoảng thời gian sau Tết Nguyên đán, những ngày tháng Giêng ấm nồng và trong trẻo thường được gọi là “ra Giêng”.

Đường đen ngày ấy

Đường đen ngày ấy

(GLO)- Nhà tôi trồng đám mía bên sông. Vào vụ thu hoạch, ba tôi chở mía cây tới lò để ép và nấu được 2 thùng đường đen. Số đường ấy, mẹ bán 1 thùng, còn 1 thùng để dành nhà ăn.

Bến sông hoa vàng

Bến sông hoa vàng

Sáng chớm lạnh. Mùi lom khom dưới bến sông múc từng gàu nước tưới khóm hoa vàng. Tháng này nước sông lờ lợ, không mặn cũng chẳng ngọt. Công việc ấy cứ lặp đi lặp lại sớm chiều, ngày này qua ngày khác. Đáp lại những chăm chút, nâng niu của Mùi, lúc nào khóm hoa cũng nở vàng rực rỡ. Hoa sao nhái, cúc vạn thọ, mào gà vàng… cứ thay nhau nở rộ. Bến sông vì thế mà đẹp hơn rất nhiều. Có đoạn Mùi đi xa, không ai tưới hoa, đến khi trở về thì hoa đã tàn. Mùi buồn man mác.
Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- 1. Trong nhà, cành tuyết mai bé xinh đã đơm hoa trắng tinh khiết từ những chiếc nụ be bé màu xanh. Những bông hoa năm cánh nhụy vàng bật lên từ cành lá khẳng khiu.

Gần lại với thiên nhiên

Gần lại với thiên nhiên

(GLO)- Tôi bắt đầu giờ học bằng một yêu cầu đặt ra tưởng chừng rất dễ chia sẻ với học trò: “Hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân em với thiên nhiên”. Thế nhưng, lớp học lặng phắc, không một cánh tay nào giơ lên. Sau một hồi gợi mở thì vài em rụt rè kể lại buổi khám phá công viên hoặc về quê, nhưng ấn tượng cũng không thật sự sâu đậm.
“Tháng Giêng rét đài”

“Tháng Giêng rét đài”

(GLO)- Những năm trước, sau Tết Nguyên đán, tiết trời dần ấm lên. Năm nay, tháng Giêng đã sang nửa chừng nhưng cái lạnh cứ dùng dằng. Chừng như luyến lưu, tiếc nhớ cuộc dạo chơi với xuân thì nên cái lạnh vẫn ung dung tản bộ chiều nay. Lẽ nào tiết trời bất thường, không tuân theo 24 tiểu tiết, trên cơ sở lịch âm điển hình.
Chuyện với núi đồi

Chuyện với núi đồi

(GLO)- Tôi chạm vào những đóa hoa đang độ mãn khai, khi mùa xuân, như một khách mời trong bữa tiệc lộng lẫy nhất đang bước những bước khoan thai để bắt đầu hành trình mới. Mùa xuân như đang hát khúc du dương trên khắp núi đồi.
Hàng cây thương nhớ

Hàng cây thương nhớ

(GLO)- Chẳng biết vì lẽ gì, những ngày tháng Giêng, người ta hay tìm về cội rễ. Từ bó mùi già để thêm hương lành thanh tịnh đón năm mới đến những gốc mai, gốc đào và những chuyến hồi hương để tìm về cội nguồn. Còn tôi, mỗi lần trở về quê nhà-nơi phố núi trong tháng Giêng lại nhớ hàng cây hai bên đường như dẫn lối về một trời kỷ niệm.
Viết thiệp chúc Tết

Viết thiệp chúc Tết

Khoảng 20 tháng chạp, học trò sắp nghỉ Tết, ba tôi mang về một xấp thiệp chúc mừng năm mới. Nhà tôi có bốn anh em trai, mỗi "chàng" có bao nhiêu thầy cô dạy thì ba phát cho chừng ấy thiệp để tự tay viết lời chúc Tết thầy cô của mình.