BẢO VỆ VÙNG BIÊN, VÌ BÌNH YÊN CỦA TỔ QUỐC (*): Chốt là nhà, biên giới là quê hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gắn đời mình với màu áo xanh, những người lính Bộ đội Cụ Hồ không ngại đối mặt với khó khăn, gian khổ. Các anh xem chốt, trạm, núi rừng biên cương là nhà, quê hương, gắn bó máu thịt với người dân để phụng sự
Tiết trời vùng biên giới các tỉnh miền Trung, Bắc Trung Bộ những ngày này rét đến 4-5 độ C. Xế chiều, vừa xong ca tuần tra, các chiến sĩ của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Cha Lo (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) trở về lán trại giữa rừng sâu của núi Giăng Màn để sưởi ấm.
 
Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) tìm nguồn nước cho người dân.. Ảnh: THANH TUẤN
Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) tìm nguồn nước cho người dân.. Ảnh: THANH TUẤN
Nhiệm vụ nào cũng phải hoàn thành
Lán trại này là chốt phòng chống dịch Cha Lo (bản Cha Lo, xã Dân Hóa). Quây quần bên bếp lửa hồng, các chiến sĩ chuyện trò vui vẻ, kể về gia đình, vợ con rồi động viên nhau vượt qua gian khó.
Trước tháng 3-2020, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, thiếu tá Trần Quang Trung, Đồn Biên phòng CKQT Cha Lo, định xin nghỉ phép vài hôm để về thăm gia đình nhưng chưa kịp nghỉ thì anh nhận được lệnh mở chốt chống dịch và lên đây phụ trách. Vợ thiếu tá Trung là giáo viên, công tác tại Trường THCS Phù Hóa (xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), khi nghe tin đã động viên anh ở lại, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cũng ở chốt này, trung úy Đông (32 tuổi, quê xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) nói rằng được ở tuyến đầu phòng chống dịch, bảo vệ bình yên nơi vùng biên là niềm tự hào. "Mỗi tháng, 4 người khác lại lên thay anh em, cứ luân phiên nhau thế. Cuộc đời quân ngũ đã gắn mình với núi rừng từ lúc nào!" - trung úy Đông tâm sự.
Ngày cũng như đêm, tại các trạm, chốt biên phòng, bộ đội biên phòng (BĐBP) phải chia ca trực 24/24 giờ, kiểm soát chặt biên giới. Nhờ vậy mà thời gian qua đã bịt được các đường mòn lối mở, ngăn người nhập cảnh trái phép để trốn cách ly, bọn buôn lậu cõng hàng, ma túy vào nội địa.
Trung úy Nguyễn Văn Tài, Trạm Biên phòng CKQT Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh), chia sẻ: "Từ tháng 3-2020, khi dịch Covid-19 mới bùng phát, tôi nhận nhiệm vụ về đóng chốt ở khu vực rừng bên "cánh gà" của cửa khẩu. Mình là lính, có lệnh là lên đường. Nhớ vợ và 2 con lắm nhưng phải gác lại tình riêng".
Là người lính biên phòng, cuộc sống của các anh gắn chặt với đồn, trạm, chốt dọc biên giới. Thượng úy Phạm Mạnh Hùng, Đội trưởng Đội Phòng chống ma túy và tội phạm Trạm Biên phòng CKQT Cầu Treo, bộc bạch từ thuở nhỏ, anh đã ước mơ làm Bộ đội Cụ Hồ. Năm 2014, ra trường, anh rất vui khi được phân công vào Đồn Biên phòng An Lưới (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Sau đó, anh lần lượt được chuyển về Đồn Biên phòng Xuân Hồng, Đồn Biên phòng Cầu Treo. "Anh em chiến sĩ luôn đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau. Trạm, chốt như ngôi nhà thứ 2 của mình" - thượng úy Hùng tự hào.
 
Phút nghỉ ngơi, sưởi ấm trong đêm của cán bộ, chiến sĩ biên phòng. Ảnh: ĐỨC NGHĨA
Phút nghỉ ngơi, sưởi ấm trong đêm của cán bộ, chiến sĩ biên phòng. Ảnh: ĐỨC NGHĨA
Gắn bó với nhân dân
Lên vùng biên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, BĐBP phải biết dựa vào dân, gần gũi, sẻ chia với người dân. Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Hà Tĩnh tâm nguyện khi được người dân tin tưởng, yêu thương thì việc gì cũng có thể hoàn thành. "Người dân vùng biên là tai mắt, hậu phương. Bởi vậy, chúng tôi xác định phải làm tốt công tác dân vận, phải sống gần gũi với người dân. Khi mình xem đồn, trạm, chốt công tác như nhà, đường biên giới như quê hương thì nhiệm vụ khó khăn thế nào cũng có thể hoàn thành " - đại úy Đỗ Mạnh Hùng, Phó Trạm trưởng Trạm Biên phòng CKQT Cầu Treo, khẳng định.
Ngoài công tác bảo vệ an toàn tuyệt đối cho tuyến biên giới dài hơn 213 km, lực lượng biên phòng tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng chăm lo đời sống của người dân. Những người lính quân hàm xanh còn dạy chữ cho học sinh nghèo, chữa bệnh, hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số làm nông… Nhờ đó, cuộc sống của người dân vùng biên ngày càng được nâng lên, góp phần chung tay cùng BĐBP làm tốt công tác an ninh nơi biên giới.
Điển hình như bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) từng chìm trong tang tóc do thiên tai. Tháng 8-2019, lũ ống, lũ quét cuốn phăng cả bản khiến 11 người chết. Thấm thoắt đã 2 năm trôi qua, mất mát đau thương cũng dần trôi vào quên lãng, bản Sa Ná giờ đây đã khác xưa.
Cùng với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, Đồn Biên phòng Na Mèo đã giúp người dân xây dựng lại bản Sa Ná mới. Chị Ngân Thị Tiến, ngụ bản Sa Ná, bày tỏ: "Các chú bộ đội tốt lắm, giúp chúng tôi dựng lại nhà cửa, ruộng vườn, xây dựng kinh tế... Tết đến, các anh ấy còn xuống giúp dân gói bánh chưng, vui Xuân cùng bà con".
Hiện nay, các xã Hồng Thượng, Hồng Thái, Quảng Nhâm và Hồng Bắc của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế (thuộc địa bàn quản lý của Đồn Biên phòng Nhâm, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên - Huế) có hơn 11.000 nhân khẩu, trong đó 93% là đồng bào dân tộc Pa Kô, Tà Ôi. Qua thực tiễn làm nhiệm vụ, thượng tá Nguyễn Đức Hạnh, chính trị viên Đồn Biên phòng Nhâm, đúc kết: "Việc làm tốt công tác vận động phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ an ninh biên giới trong tình hình mới" của BĐBP góp phần giúp người dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước. Với việc gần 1.500 gia đình ở A Lưới tham gia phong trào đã khẳng định vai trò của BĐBP trong công tác này". 
Tặng 16.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân

* Ngăn chặn nhiều vụ vượt biên trái phép

Sáng 19-1, tại cảng cá Phú Lạc (thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức chương trình "Vì chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc".

Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy BĐBP, đã trao tặng 16.000 lá cờ Tổ quốc, 5.000 ảnh Bác Hồ và nhiều phần quà ý nghĩa cho ngư dân Phú Yên. Ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, cho rằng chương trình có ý nghĩa sâu sắc khi được tổ chức tại thị xã Đông Hòa - nơi những con tàu không số huyền thoại trên hành trình đường Hồ Chí Minh trên biển cập bến trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chương trình góp phần động viên ngư dân vươn khơi, bám biển, cùng các lực lượng chức năng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

* Cùng ngày, đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường dẫn đầu đã tới kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ BĐBP.

Đoàn đã đến thăm và làm việc tại Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Đắk Lắk, các đồn biên phòng dọc tuyến biên giới và Đoàn Kinh tế Quốc phòng 737. Trong năm 2020, lực lượng BĐBP tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép, vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên địa bàn có hơn 73 km đường biên tiếp giáp Campuchia vừa ngăn chặn và phòng chống hiệu quả dịch Covid-19. BĐBP đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn 3 vụ với 4 đối tượng vượt biên trái phép.

H.Ánh - C.Nguyên
Làm tốt phương châm "3 bám", "4 cùng"

Thượng úy Vi Hồng Panh, Đồn Biên phòng cửa khẩu Na Mèo, cho biết lực lượng BĐBP xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là xây dựng cơ sở chính trị gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khu vực biên giới.

"Để làm tốt công tác bảo vệ biên giới, biên phòng thường xuyên cử cán bộ xuống từng thôn bản thực hiện phương châm "3 bám" (bám đơn vị; bám địa bàn; bám chủ trương, chính sách) và 4 "cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với quần chúng nhân dân)... Nhờ vậy mà nhân dân đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thông tin quý giá, đấu tranh trấn áp có hiệu quả tội phạm vùng biên, giúp đường biên luôn được bảo vệ an toàn, tuyệt đối" - thượng úy Panh nhấn mạnh.

Q.Tám
Kỳ tới: "Lá chắn thép" khó vượt qua
HOÀNG PHÚC - ĐỨC NGỌC - THANH TUẤN - QUANG TÁM (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.