Bảo hiểm thất nghiệp: Doanh nghiệp và người lao động cùng có lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ khi chính sách bảo hiểm thất nghiệp đi vào cuộc sống (năm 2009) đến nay, doanh nghiệp không còn phải lo giải quyết trợ cấp thôi việc cho người lao động, người lao động có chỗ dựa quan trọng nếu không may mất việc làm.
Bù đắp một phần chi phí khi mất việc
Khi người lao động mất việc làm, mức trợ cấp thất nghiệp (TCTN) được bù đắp cao hay thấp tùy thuộc vào việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hàng tháng. Cụ thể, người lao động sẽ được hưởng TCTN khi đã tham gia đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; đóng đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng đối với hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo mùa vụ, hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng; đồng thời đã nộp đầy đủ, đúng quy định hồ sơ hưởng TCTN tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh. Mức TCTN hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm. 
      Tuyên truyền chính sách BHTN đến người lao động. Ảnh: Đ.Y
Tuyên truyền chính sách BHTN đến người lao động. Ảnh: Đ.Y
Hơn 10 năm làm cán bộ kỹ thuật khảo sát địa chất tại Công ty TNHH Khảo sát xây dựng Điện 2 (đứng chân tại TP. Pleiku), anh Phạm Quang Thắng (hộ khẩu thường trú tỉnh Khánh Hòa) đã xin nghỉ việc. Anh Thắng cho biết: “Khi đến Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh, tôi đã được cán bộ tư vấn BHTN nhiệt tình hướng dẫn và khuyên về Khánh Hòa để hưởng TCTN cho thuận lợi. Thời gian tham gia BHTN của tôi là 9 năm 9 tháng, tôi được hưởng TCTN 8 tháng (2,8 triệu đồng/tháng). Trong thời gian tìm việc làm mới, khoản TCTN này bù đắp phần nào, giúp tôi có chi phí để trang trải cuộc sống”.
Bình quân mỗi ngày, Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh tiếp khoảng 20-30 người đến làm thủ tục đề nghị hưởng TCTN theo chính sách BHTN. Anh Lê Danh Tuấn, từng là công nhân nhà máy chế biến mủ cao su Công ty 732 (tỉnh Kon Tum), nay nghỉ việc về nhà ở xã Ia Nhin (huyện Chư Pah) chia sẻ: “Công việc ổn định được 6 năm nhưng tôi quyết định nghỉ việc. Thời gian đầu chưa có việc làm, không có thu nhập, có thêm khoản TCTN tôi cũng thấy yên tâm phần nào”.
Chủ sử dụng lao động cùng hưởng lợi
 
Toàn tỉnh Gia Lai hiện có trên 3.000 doanh nghiệp, cơ quan, tổ hợp tác tham gia đóng BHTN cho 65.800 người lao động. Tính riêng 10 tháng năm 2018, Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng TCTN của 4.093 người lao động và giải quyết TCTN cho 3.788 trường hợp với số tiền chi trả là 46,6 tỷ đồng. Những lao động còn lại không được giải quyết TCTN vì giấy tờ chưa đầy đủ và chậm nộp hồ sơ theo quy định.

Từ năm 2009, khi chính sách BHTN đi vào cuộc sống, doanh nghiệp không còn phải lo giải quyết trợ cấp thôi việc cho người lao động, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Hàng tháng, doanh nghiệp chỉ trích 1% tổng quỹ lương để đóng quỹ BHTN, người lao động đóng 1% và Nhà nước hỗ trợ đóng 1%.  
Ông Nguyễn Xuân Hùng-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh-cho biết: “Từ khi có chính sách BHTN, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đã không còn phải chi trả trợ cấp thôi việc khi có lao động nghỉ việc. Trước kia, vào thời điểm lao động nghỉ việc nhiều, việc cân đối tiền để chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động sẽ ít nhiều khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính”.
Ông Siu Hoal-Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah-cho biết: “Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, có chính sách BHTN thực hiện chế độ chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, đơn vị yên tâm phần nào. Hơn nữa, để giúp cán bộ, công nhân, người lao động hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia chính sách BHTN, hàng tháng Công ty kết hợp với Công đoàn các nông trường, xí nghiệp, tổ, đội sản xuất tuyên truyền về chính sách BHTN, qua đó người lao động có thể nắm rõ và thực hiện”.
Tuy nhiên, thời gian qua, việc thực hiện chính sách BHTN vẫn còn một số khó khăn nhất định. Đó là, nhiều người sử dụng lao động, người lao động chưa hiểu rõ về chính sách này nên chưa thực hiện đúng quy định, dẫn đến thiệt thòi khi lao động chẳng may mất việc làm. Tình trạng nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN của các doanh nghiệp chưa được khắc phục triệt để. “Để người lao động được hưởng đầy đủ các quyền lợi từ BHTN, rất cần sự vào cuộc tốt hơn của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc tích cực tuyên truyền giúp người lao động hiểu lợi ích của BHTN; đồng thời, phối hợp giám sát chặt chẽ việc tham gia, thực hiện chính sách BHTN của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động. Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục chủ động thực hiện đầy đủ các thủ tục về BHTN nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng, giảm bớt khó khăn cho người lao động khi mất việc, góp phần bảo đảm an sinh xã hội”-ông Nguyễn Xuân Hùng nhấn mạnh.
Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.