Ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 878/QĐ-TTg ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-9-2018. Theo đó, hàng năm, các hồ sông Ba Hạ, sông Hinh, Krông H’Năng, Ayun Hạ, An Khê, Ka Nak, Ia M’lá, Đak Srông, Đak Srông 2, Đak Srông 2A, Đak Srông 3A, Đak Srông 3B phải vận hành theo thứ tự ưu tiên.
Cụ thể, trong mùa lũ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện sông Ba Hạ, Krông H’Năng, An Khê-Ka Nak, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm; với công trình thủy điện sông Hinh, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ thiết kế với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 200 năm; các công trình hồ chứa Ayun Hạ và Ia M’lá, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ thiết kế ứng với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 100 năm; các công trình thủy điện Đăk Srông, Đăk Srông 2, Đăk Srông 2A, Đăk Srông 3A và Đăk Srông 3B, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm. 
Trong mùa cạn (từ ngày 16-12 đến ngày 31-8 năm sau), đảm bảo an toàn công trình; đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ở hạ du và dòng chảy tối thiểu trên sông và đảm bảo hiệu quả phát điện.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi thực tế tại công trình thuỷ điện An Khê-Ka Nak năm 2016. Ảnh: Hà Duy
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi thực tế tại công trình thuỷ điện An Khê-Ka Nak năm 2016. Ảnh: Hà Duy
Về nguyên tắc vận hành các hồ giảm lũ cho hạ du, không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường đến cao trình mực nước lũ kiểm tra để điều tiết lũ khi các cửa van của công trình xả chưa ở trạng thái mở hoàn toàn đối với các hồ Ssông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông H’Năng và Ka Nak, trừ các trường hợp bất thường hoặc do Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định.
Khi vận hành giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm không được gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực ven sông ở hạ du các hồ chứa. Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, mưa, lũ; mực nước tại các trạm thủy văn; mực nước, lưu lượng đến hồ và các bản tin dự báo tiếp theo để vận hành, điều tiết hồ cho phù hợp với tình hình thực tế. Khi kết thúc quá trình giảm lũ cho hạ du phải đưa dần mực nước hồ về cao trình mực nước cao nhất trước lũ theo quy định.
Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.