Bài 2: Rào cản với tiêu chí giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), giao thông được xem là một trong những tiêu chí khó thực hiện. Vì cần nguồn vốn rất lớn. Trong khi đó, các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh có địa hình hết sức phức tạp, dân cư sinh sống phân tán, đặc biệt đời sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn nên khó huy động đóng góp cùng với Nhà nước xây dựng đường giao thông.

Huy động vốn trong dân khó khăn

Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là yếu tố quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo đà phát triển kinh tế-xã hội. Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, toàn tỉnh đã làm mới và cải tạo, nâng cấp 1.079 km đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, mới có 37/184 xã đạt chuẩn về tiêu chí giao thông (đạt hơn 20%). Thậm chí tại 25 xã được UBND tỉnh chọn để đầu tư xây dựng đạt chuẩn NTM vào cuối năm nay có rất ít xã đạt được tiêu chí này.

 

 

Kinh phí để đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn là rất lớn, trong khi việc huy động vốn đối ứng trong nhân dân không hiệu quả vì đời sống người dân còn nhiều khó khăn, địa bàn dân cư rộng, thu nhập bình quân đầu người còn ở mức thấp. Hơn nữa, ngoài thực hiện đóng góp xây dựng tiêu chí giao thông, người dân còn phải đóng góp để thực hiện các tiêu chí khác. Ông Dương Văn Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện) cho hay: Qua 4 năm triển khai xây dựng NTM, xã đã đạt được 9/19 tiêu chí. Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, xã còn gặp không ít khó khăn vướng mắc như trình độ dân trí thấp và chưa đồng đều, kinh phí hỗ trợ còn hạn chế, tỷ lệ đóng góp xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản còn cao nên nhân dân không đủ khả năng đóng góp làm đường giao thông nông thôn theo tỷ lệ quy định. Do đó một số đoạn đường trục xã đi qua làng Bir và thôn Thống Nhất chưa được nhựa hóa hoặc cứng hóa nên khó khăn đi lại trong mùa mưa.

Ông Rơ Châm Tâm-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng (huyện Chư Pah) cho hay: Trên địa bàn xã mới chỉ thực hiện được 4/19 tiêu chí. Tuy người dân thông suốt mục đích của chương trình xây dựng NTM là đem lại cuộc sống tốt cho nhân dân nhưng vì là xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 70% nên sự đóng góp của người dân là rất hạn chế. Do đó, việc triển khai xây dựng NTM trên địa bàn rất khó khăn nhất là các tiêu chí cần nguồn vốn lớn như giao thông.

 

Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, toàn tỉnh đã làm mới và cải tạo, nâng cấp 1.079 km đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, mới có 37/184 xã đạt chuẩn về tiêu chí giao thông (đạt hơn 20%). Thậm chí tại 25 xã được UBND tỉnh chọn để đầu tư xây dựng đạt chuẩn NTM vào cuối năm nay có rất ít xã đạt được tiêu chí này.

Vốn ngân sách hạn hẹp

Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM quy định: Muốn đạt tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM phải có 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt tỷ lệ của vùng, 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, quy cách đường có bề rộng từ 2,5 mét trở lên. Đây chính là những rào cản đáng ngại trên lộ trình xây dựng tiêu chí giao thông đạt chuẩn NTM của các xã. Việc kiên cố hóa các tuyến đường liên thôn, nội thôn thì chính quyền xã vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Khi thực hiện mở đường hoặc đổ bê tông đường giao thông nông thôn, các xã đều tổ chức họp dân để bàn bạc. Tuy nhiên, người dân chỉ đồng tình góp công làm đường, còn việc đóng góp bằng tiền mặt rất hạn chế.

Với thực trạng giao thông hiện nay có thể thấy khối lượng công trình phải thực hiện lớn, trong khi nguồn vốn Nhà nước cấp có hạn, nguồn vốn huy động trong dân ít đã và đang tạo thành rào cản rất lớn trong việc hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn về giao thông, nhất là những xã thuần nông, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Lê Nam-Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.