Bà Harris chỉ đàm phán giải quyết xung đột với ông Putin khi có sự hiện diện của Kiev

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris đã loại trừ khả năng đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin để giải quyết xung đột Ukraine, trừ khi Kiev tham gia quá trình này.

pho-tong-thong-my-kamala-harris-anh-new-york-times-9055.jpg
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: New York Times

Trong cuộc phỏng vấn với CBS News hôm 7/10, khi được hỏi có sẵn lòng gặp nhà lãnh đạo Nga để đạt thỏa thuận hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài gần 3 năm qua hay không, bà Harris trả lời: "Không song phương, nếu như không có Ukraine. Ukraine phải có tiếng nói trong tương lai của Ukraine”.

Bà Harris đang tăng cường xuất hiện trước công chúng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông thân thiện, trong nỗ lực xây dựng hình ảnh trước cuộc bầu cử.

Trước đó hai ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhấn mạnh Kiev không có kế hoạch nhượng lại bất kỳ vùng lãnh thổ nào để đạt được hòa bình trong cuộc xung đột với Nga.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi một số hãng truyền đưa tin các nước phương Tây đang cân nhắc ủng hộ một giải pháp trong đó Nga vẫn giữ quyền kiểm soát một số khu vực trước đây là một phần của Ukraine.

Theo hãng tin Bloomberg, tháng trước, một kế hoạch chiến thắng đã được Tổng thống Zelensky trình bày tại Mỹ song được cho là vấp phải sự hoài nghi của các quan chức khi cho rằng nó không phải là một kế hoạch cụ thể, thay vào đó chỉ là danh sách phần lớn thể hiện mong muốn.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết các cuộc thảo luận với phương Tây sẽ giúp họ tiến gần hơn đến việc chấm dứt xung đột theo "công thức hòa bình" của ông.

Hồi tháng 6, Tổng thống Putin cho biết Nga sẵn sàng tuyên bố ngừng bắn ngay lập tức và tiến hành đàm phán hòa bình khi Ukraine rút quân khỏi các khu vực Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia, cũng như Kiev từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO.

Tuy nhiên, vào tháng 8, ông đã loại trừ bất kỳ khả năng chấm dứt giao tranh nào với Kiev khi quân đội Ukraine tiếp tục chiếm đóng một số khu vực thuộc Kursk.

Trả lời phỏng vấn Newsweek, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 7/10 cảnh báo, Mỹ sẽ phải đối mặt với "hậu quả nguy hiểm" nếu tiếp tục tăng viện trợ quân sự cho Ukraine thay vì ủng hộ một giải pháp do Nga đề xuất, trong đó Moscow sẽ tiếp quản các vùng lãnh thổ Ukraine.

Trong một diễn biến liên quan, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell nhận định, Ukraine có thể thua Nga và xung đột sẽ chấm dứt sâu 15 ngày nếu phương Tây ngừng cấp vũ khí cho Kiev.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Giao ban công tác phòng chống tham nhũng quý I-2025

Gia Lai: Giao ban công tác phòng chống tham nhũng quý I-2025

(GLO)- Sáng 28-3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị giao ban công tác phòng-chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực qúy I-2025 và triển khai nhiệm vụ qúy II. Hội nghị được tổ chức với hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối điểm cầu UBND tỉnh với các địa phương cấp huyện, xã.

Đại tá Phạm Hữu Trường đã trao Giấy khen của Đảng ủy Công an tỉnh cho các tổ chức cơ sở đảng “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” năm 2024.

Đảng ủy Công an tỉnh tặng giấy khen cho 4 tập thể xuất sắc

(GLO)- Đảng ủy Công an tỉnh vừa tiến hành hội nghị lần thứ 20 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên các lĩnh vực công tác trong quý I; đề ra giải pháp công tác trên các lĩnh vực đảm bảo an ninh trật tự, đấu tranh phòng-chống tội phạm và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

Thủ tướng Thái Lan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

Thủ tướng Thái Lan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

(GLO)- Theo TTXVN tại Bangkok, sáng 26/3, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội nước này, sau phiên tranh luận bất tín nhiệm thủ tướng được tổ chức 2 ngày trước đó, với 319 phiếu tín nhiệm trên tổng số 488 nghị sĩ tham gia bỏ phiếu.