Ayun Pa: Ra mắt Câu lạc bộ "Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 19-8, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) ra mắt Câu lạc bộ (CLB) “Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc".

 Các thành viên Câu lạc bộ ra mắt tại buổi lễ. Ảnh: Vũ Chi
Các thành viên Câu lạc bộ tại lễ ra mắt. Ảnh: Vũ Chi

Xã Ia Sao có 5 thôn, buôn, trong đó có 4 buôn đồng bào dân tộc thiểu số với tổng số 3.212 chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chỉ có 40% số chị em biết và lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống như nhảy xoang, cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm… Trước nguy cơ nhiều bản sắc văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, Hội LHPN xã thành lập CLB “Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” gồm 20 thành viên. Chị Nay H’Nhớt (buôn Khăn) được bầu làm chủ nhiệm CLB.

  Đây là mô hình thứ 2 do Hội LHPN các xã, phường ở thị xã Ayun Pa thành lập nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Trước đó, Hội LHPN xã Ia Rbol thành lập CLB dệt thổ cẩm gồm 30 thành viên.

 

VŨ CHI

 

Có thể bạn quan tâm

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.