Ayun Pa: Các trường THCS linh hoạt giảng dạy môn tích hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sau 4 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các trường THCS tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã linh hoạt trong giảng dạy môn tích hợp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục.

Năm học 2024-2025 là năm thứ 4 Trường THCS Nguyễn Huệ (phường Đoàn Kết) triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mặc dù đã có sự chủ động từ trước nhưng nhà trường vẫn gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai.

ayun-pa-cac-truong-thcs-linh-hoat-giang-day-mon-tich-hop-bg.jpg
Thầy Trần Văn Chuyền-Giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường THCS Nguyễn Huệ cảm thấy tự tin khi được giảng dạy đúng chuyên môn đào tạo. Ảnh: V.C

Theo nhận xét của các giáo viên, với lớp 6, 7, kiến thức tương đối nhẹ nên có thể tự tìm hiểu và dạy học môn tích hợp. Tuy nhiên, đến lớp 8, 9 rất khó để đáp ứng được yêu cầu do kiến thức nâng cao. Vì vậy, nhà trường đã linh động tổ chức nhiều hình thức dạy học phù hợp, đảm bảo hiệu quả.

Thầy Nguyễn Viết Hoàn-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Trường hiện có 10 giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, 5 giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lý với 24 lớp. Đối với khối 6, 7, giáo viên tiếp tục dạy học tích hợp. Đối với khối 8, 9, giáo viên đảm nhận dạy các môn theo chuyên môn mình được đào tạo.

Khi kiểm tra, đánh giá, giáo viên các phân môn phối hợp ra đề, chấm thi. Đề thi chọn học sinh giỏi có 20% kiến thức chung liên môn, 80% kiến thức phân môn, giúp học sinh phát huy thế mạnh của mình.

Thầy Trần Văn Chuyền-Giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường THCS Nguyễn Huệ-chia sẻ: Mặc dù chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và nâng cao trình độ chuyên môn nhưng với bằng Thạc sĩ Vật lý, thầy Chuyền chỉ làm chủ kiến thức khi dạy 2 phân môn Vật lý và Hóa học, còn môn Sinh học thì khó đảm nhiệm cho tốt, đặc biệt với nội dung nâng cao.

Đầu năm học 2024-2025, khi được phân công đảm nhận phân môn Vật lý khối lớp 8, thầy Chuyền rất phấn khởi khi được trở lại dạy đúng chuyên môn đào tạo.

“Làm chủ kiến thức, tự tin truyền đạt kiến thức đến học sinh là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy. Vì vậy, chúng tôi mong được giảng dạy đúng chuyên môn để phát huy tốt năng lực của bản thân cũng như truyền được lửa đam mê môn học tới học trò”-thầy Chuyền bày tỏ.

Trong khi đó, là giáo viên dạy Lịch sử, cô Kpă H’Mloanh (Trường THCS Nguyễn Huệ) được phân công dạy môn Lịch sử và Địa lý khối lớp 6 và môn Lịch sử khối lớp 9.

Cô H’Mloanh cho biết: Để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp, bên cạnh việc tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng, cô còn tự tìm tòi tài liệu, học hỏi từ đồng nghiệp để thiết kế bài giảng sao cho hợp lý, truyền được cảm hứng học tập cho học sinh.

“Với khối lớp 6, kiến thức tương đối đơn giản nên tôi có thể làm tốt việc dạy tích hợp. Với lớp 9, kiến thức chuyên sâu nhiều, việc Ban Giám hiệu bố trí tôi dạy đúng chuyên môn là hoàn toàn hợp lý, qua đó giúp nâng cao chất lượng đào tạo học sinh mũi nhọn, chuẩn bị cho các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp”-cô H’Mloanh bộc bạch.

2co-kpa-hmloanh-giao-vien-lich-su-truong-thcs-nguyen-hue-luon-chu-trong-doi-moi-phuong-phap-day-hoc-nham-tao-hung-thu-cho-hoc-sinh-trong-qua-trinh-hoc-mon-tich-hop-anh-vu-chi.jpg
Phòng Giáo dục và Đào tạo giao quyền chủ động cho nhà trường phân công giáo viên dạy môn tích hợp phù hợp với điều kiện thực tế. Ảnh: V.C

Tại Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (xã Ia Rbol), do thiếu giáo viên dạy phân môn nên việc dạy học tích hợp vẫn áp dụng đối với tất cả khối lớp. Cô Đặng Thị Thủy-Hiệu trưởng nhà trường-thông tin: Toàn trường chỉ có 1 giáo viên dạy môn Sinh học và 1 giáo viên Vật lý nên bắt buộc phải tổ chức dạy học tích hợp ở tất cả khối lớp.

Điều này khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi gặp kiến thức chuyên sâu của môn Hóa học, 2 giáo viên phải vừa lên mạng tìm kiếm tài liệu, tham khảo video bài giảng mẫu vừa nhờ sự trợ giúp của các đồng nghiệp ở trường bạn để trao đổi chuyên môn.

“Không chỉ gây áp lực trong giảng dạy, việc xây dựng các đề kiểm tra, chấm điểm, ôn thi học sinh giỏi cũng khá phức tạp. Nếu như trước đây thi các môn riêng biệt thì thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, 1 bài thi Khoa học tự nhiên sẽ tích hợp kiến thức chung 3 môn. Vì lo sợ kiến thức rộng, khó đạt điểm cao nên rất ít học sinh tham gia”-cô Thủy kiến nghị.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Đức Hạnh-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Ayun Pa-cho hay: Văn bản hướng dẫn mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học tích hợp ở bậc THCS đã gỡ bỏ dần khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.

Theo đó, các trường không bắt buộc giáo viên dạy tất cả phân môn trong môn tích hợp như trước mà giao quyền chủ động cho nhà trường phân công giáo viên thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy nhiên, các trường thiếu giáo viên thì tình hình chưa được cải thiện.

Trước thực tế đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã chỉ đạo các trường tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do ngành tổ chức để nắm bắt yêu cầu, kỹ năng, trình độ. Đồng thời, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, khai thác triệt để các công cụ hỗ trợ, phần mềm dạy học; qua đó, từng bước tháo gỡ khó khăn, đảm bảo chất lượng giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.