Apple cấp tốc nhập iPhone vào Mỹ trước đòn thuế quan của Trump

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Apple đã cho 5 máy bay chở đầy iPhone và các sản phẩm khác từ Ấn Độ và Trung Quốc bay đến Mỹ "chỉ trong 3 ngày trong tuần cuối cùng của tháng 3", tờ India Today đưa tin.

Động thái này của Apple được cho là nhằm né mức thuế mà Mỹ áp lên các quốc gia sẽ chính thức có hiệu lực. Nguồn hàng từ các trung tâm sản xuất tại Ấn Độ và Trung Quốc đã được chuyển nhanh sang Mỹ để kịp thời gian, với mục tiêu giảm áp lực chi phí ngay lập tức.

Apple hiện là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu smartphone hàng đầu của Ấn Độ, đóng góp đáng kể vào gần 9 tỉ USD giá trị hàng hóa nước này xuất sang Mỹ.

ip-080425.jpg
Apple hiện lắp ráp toàn bộ dòng iPhone 15 và iPhone 16 ở cả Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh nguồn Báo Tin Tức

Apple hiện lắp ráp toàn bộ dòng iPhone 15 và iPhone 16 ở cả Ấn Độ và Trung Quốc. Mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ đã có hiệu lực từ ngày 5-4 vừa qua. Đến ngày 9-4, mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng lên 104%, trong khi với Ấn Độ là 27%.

Theo truyền thông Bỉ, chiến lược kinh tế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây ra những lo ngại sâu sắc về khả năng tăng vọt giá iPhone và các sản phẩm Apple khác.

Theo phân tích của các chuyên gia, thuế quan mới của ông Trump có thể khiến giá iPhone tăng từ 27% đến 46%, tùy thuộc vào quốc gia sản xuất. Điều này có nghĩa là một chiếc iPhone 16 hiện có giá 799 USD có thể tăng lên hơn 1.100 USD.

Một số nhà phân tích thậm chí còn dự đoán giá iPhone có thể tăng gấp 3,5 lần, biến nó thành một mặt hàng siêu sang với giá lên tới 3.500 USD.

Apple, mặc dù có biên lợi nhuận gộp cao, khó có thể tự mình gánh chịu toàn bộ chi phí thuế quan. Công ty này có thể buộc phải chuyển chi phí sang người tiêu dùng, khiến giá iPhone và các sản phẩm khác tăng vọt.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao Zalo và Telegram dễ bị hack?

Vì sao Zalo và Telegram dễ bị hack?

Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu vừa liên tiếp có những cảnh báo về bảo mật đối với các ứng dụng mạng xã hội phổ biến hiện nay là Zalo và Telegram. Vì sao các ứng dụng này lại dễ bị chiếm quyền quản lý như vậy?

Các nhà sản xuất được hướng dẫn cách thức kinh doanh trên môi trường trực tuyến. Ảnh: V.T

Hỗ trợ nhà sản xuất sáng tạo nội dung bán hàng trên nền tảng số

(GLO)- Nền tảng thương mại điện tử giúp người sản xuất tiếp cận gần hơn với khách hàng. Vì vậy, sáng tạo nội dung hấp dẫn từ thử nghiệm các ý tưởng mới là chiến lược giúp các nhà sản xuất tận dụng sức mạnh của công nghệ số vào phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả bán hàng.