Áp thấp mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới, tăng tốc vào miền Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Áp thấp nhiệt đới còn cách Đà Nẵng hơn 400 km và sẽ mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới và tăng tốc di chuyển từ khoảng 15 km/giờ lên 20 km/giờ, hướng vào các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 16 giờ ngày 18-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, trên khu vực Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 430 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61 km/giờ), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15 km/giờ.

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão - cơn bão thứ 4 trên Biển Đông trong năm 2024, cường độ cấp 8, giật cấp 10.

Đến 16 giờ ngày 19-9, bão số 4 di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/giờ, mạnh lên thành bão; vị trí tâm bão trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Quảng Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10; độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Đến 16 giờ ngày 20-9, bão di chuyển hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20 km/giờ, đi vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Dự báo, vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10 (89-102 km/giờ), sóng biển cao 3-5 m, biển động mạnh.

Cơ quan khí tượng khuyến cáo tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn. Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5 , kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.

Trên đất liền, từ gần sáng và ngày 19-9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10 (89-102 km/giờ); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.

Từ chiều tối 18-9 đến ngày 20-9, khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300 mm, cục bộ có nơi trên 500 mm.

Từ chiều tối 18-9 đến ngày 19-9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-60 mm, có nơi trên 100 mm, thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm. Mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Theo B.T.V (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc chưa lạnh, Biển Đông sắp đón bão số 7

Miền Bắc chưa lạnh, Biển Đông sắp đón bão số 7

Dự báo thời tiết cho biết những ngày đầu tháng 11 có liên tiếp các đợt không khí lạnh từ phía bắc tràn về. Hôm nay theo dự báo, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung sẽ rét trở lại. Thế nhưng thực tế, những người thích không khí lạnh đặc trưng của miền Bắc chưa cảm nhận được điều này.