Áo xưa trở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tết cổ truyền và ngày 8-3 vừa qua, đâu đó trên đường phố và nhất là mạng xã hội, hình ảnh áo dài truyền thống được nhiều bạn trẻ chia sẻ cùng hashtag #huongungtuanleaodai (hưởng ứng tuần lễ áo dài).  

 Bạn trẻ mặc áo dài truyền thống trong ngày hội
Bạn trẻ mặc áo dài truyền thống trong ngày hội "Tóc xanh vạt áo"



Bên cạnh chiếc áo truyền thống này, nhiều dáng áo xưa bắt đầu được giới trẻ quan tâm và diện nhiều hơn trong dịp tết, hay các ngày lễ quan trọng, như: áo dài họa theo kiểu áo Nhật Bình, áo dài ngũ thân, và nét thôn quê, dung dị của áo bà ba cũng được các bạn trẻ và giới thiết kế chú trọng.

Áo dài ngũ thân hay còn gọi là áo ngũ thân hoặc ngũ thể với ý nghĩa năm thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người. Bốn thân áo của vạt trước và vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu” và thân trong tượng trưng cho người con (ý chỉ người đang mặc áo). Năm nút áo tượng trưng cho ngũ thường (nhân - nghĩa - lễ - trí - tín), ngũ luân (quân thần: vua - tôi, phụ tử: cha - con, phu phụ: chồng - vợ, huynh đệ: anh - em, bằng hữu: bạn bè).

Với những ý nghĩa và triết lý sâu xa trong đạo làm người, nhiều hội nhóm trên mạng xã hội về cổ phục Việt Nam được các bạn trẻ lập nên để cùng trau đổi về cách mặc áo, nơi mua bán, ý nghĩa chiếc áo, hình tượng hoa văn… Trong dịp tết vừa qua, nhóm bạn trẻ “Đình làng Việt” khoe bộ ảnh xuống phố ở Hà Nội trong trang phục áo ngũ thân, trong khi các bạn trẻ Trường Đại học KHXH-NV TPHCM tổ chức ngày hội “Tóc xanh vạt áo” để cùng mặc, cùng trò truyện, trao đổi về ý nghĩa, lịch sử và lan tỏa tinh thần cổ phục Việt Nam.

Từ việc không thích đến trở thành người lập nên nhóm “Cổ phục và văn hóa Việt” với gần 7.000 thành viên trên mạng xã hội, Trần Ngọc Vân (23 tuổi) kể: “Ban đầu, tôi cũng không thích áo dài hay các loại cổ phục lắm, vì đã quen với áo thun, quần jean. Nhưng sau khi tham gia một dự án đồ họa về trang phục truyền thống, tôi đọc tài liệu và tìm hiểu về họa tiết, dáng áo… dần dần thấy hay, thấy thích và bắt đầu mặc áo dài, áo ngũ thân chụp hình. Nhiều bạn bè hỏi tôi chỗ mua hoặc chỗ để may áo, nên tôi lập nên nhóm để chia sẻ thông tin, để những bạn trẻ có quan tâm đến cổ phục hiểu một cách đúng đắn về trang phục truyền thống chứ không phải dạng lai căng hay cách tân quá đà”.

Khoảng 2 năm trước đây, một số bạn trẻ rầm rộ kiểu chụp hình với trang phục nước ngoài, thì hôm nay, những dáng áo xưa bắt đầu được nhiều bạn trẻ chọn lựa và lan tỏa. Khoe hình chụp cả gia đình cùng mặc áo bà ba, Thu An (20 tuổi, sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM) kể: “Hình áo dài gia đình em chụp nhiều lắm rồi, nên 8 - 3 năm nay, cả nhà em chụp bộ ảnh cùng áo bà ba để làm kỷ niệm. Áo bà ba dài vừa phải, đủ kín đáo thích hợp cho ai ngại áo dài vướng víu và một phần ba mẹ em đều là người gốc Vĩnh Long, nên rất thích áo bà ba thôn quê”.

Một cái áo bà ba, một vạt áo dài không thể nói lên hết hồn cốt văn hóa Việt, nhưng khi người trẻ biết bắt đầu bằng chiếc áo truyền thống, cổ phục dân tộc, đó mới là điều đáng trân quý.


Theo THIÊN THANH (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.