Áo dài diễu phố tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lần đầu tiên tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ diễu hành áo dài, dâng hoa để tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công khai sinh ra áo dài Việt Nam.

.

Đoàn áo dài diễu phố tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công sáng lập áo dài Việt Nam - tại khu vực Đại Nội Huế sáng 9-7 - Video: NHẬT LINH

Sáng 9-7, tại khu vực lăng Trường Thái (làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Khu vực lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Khoát nằm trên một đồi keo tràm.

Buổi lễ bắt đầu từ rất sớm theo nghi lễ truyền thống với đội lễ nhạc trang trọng. Ông Phan Ngọc Thọ - chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - đại diện dâng hương lên chúa Nguyễn Phúc Khoát để tưởng nhớ, tri ân người khai sinh ra áo dài Việt Nam.

 

 Ông Phan Ngọc Thọ (áo dài đen, đội khăn đống) - chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - dâng hương tri ân tại lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát - Ảnh: LÊ VĂN NGUYỆN
Ông Phan Ngọc Thọ (áo dài đen, đội khăn đống) - chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - dâng hương tri ân tại lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ảnh: LÊ VĂN NGUYỆN

Sau khi dâng hương tại lăng chúa, mọi người tiếp tục di chuyển về khu vực Đại Nội ở Kinh thành Huế để tham dự lễ diễu hành, dâng hoa tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát tại Triệu Tổ miếu.

Hơn 300 người gồm đội nghi thức đến từ Nhà hát Nghệ thuật cung đình Huế, người mẫu mang trên mình những bộ áo dài truyền thống đã tham dự lễ diễu hành.

Đoàn rước đi dọc đường 23/8, ngang Ngọ Môn rồi tiến về cửa Hiển Nhơn đi vào khu vực Triệu Tổ miếu. Trong tiếng lễ nhạc cung đình trang trọng, đoàn áo dài đã thu hút rất đông sự tò mò, thích thú của du khách trong và ngoài nước đang tham quan Đại nội Huế.

 

Đoàn rước áo dài đi ngang qua Ngọ Môn, tiến vào Triệu Tổ miếu ở Đại nội để dâng hương, hoa tưởng nhớ chúa Nguyễn Phúc Khoát - Ảnh: NHẬT LINH
Đoàn rước áo dài đi ngang qua Ngọ Môn, tiến vào Triệu Tổ miếu ở Đại nội để dâng hương, hoa tưởng nhớ chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ảnh: NHẬT LINH


Sau khi đến vào khu vực Triệu Tổ miếu, đại diện lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhà thiết kế áo dài đã dâng hoa và dâng hương trên khu vực bàn thờ chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt trong miếu.

Ông Nguyễn Phước Bửu Tổ (71 tuổi, trưởng Phủ Tùng Thiện Vương, con cháu của chúa Nguyễn Phúc Khoát), cho biết ông rất vui khi chính quyền Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tri ân này.

"Ngay trong nội bộ con cháu thuộc Phủ chúng tôi cũng đã phát động phong trào mang áo dài tại mỗi buổi húy kỵ nhằm tri ân tiền nhân cũng như đưa áo dài vào đời sống thường xuyên hơn" - ông Tổ nói.

Một số hình ảnh tại buổi diễu hành áo dài vào sáng 9-7:

 

Đoàn áo dài đi ngang trước Kinh thành Huế - Ảnh: NHẬT LINH
Đoàn áo dài đi ngang trước Kinh thành Huế. Ảnh: NHẬT LINH
Áo dài Nhật Bình (ngoài cùng bên trái) - loại áo dài được các bà hoàng, công chúa trong cung cấm xưa sử dụng - Ảnh: NHẬT LINH
Áo dài Nhật Bình (ngoài cùng bên trái) - loại áo dài được các bà hoàng, công chúa trong cung cấm xưa sử dụng. Ảnh: NHẬT LINH
 Một vị khách du lịch nước ngoài thích thú chụp ảnh đoàn diễu hành - Ảnh: NHẬT LINH
Một vị khách du lịch nước ngoài thích thú chụp ảnh đoàn diễu hành. Ảnh: NHẬT LINH
Đoàn diễu hành áo dài đi qua cửa Hiển Nhơn vào Đại nội - Ảnh: NHẬT LINH
Đoàn diễu hành áo dài đi qua cửa Hiển Nhơn vào Đại nội. Ảnh: NHẬT LINH
Đoàn diễu tiến vào khu vực Triệu Tổ miếu - Ảnh: NHẬT LINH
Đoàn diễu tiến vào khu vực Triệu Tổ miếu. Ảnh: NHẬT LINH
Ông Võ Lê Nhật (giữa) - giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế - dâng hương tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát tại Triệu Tổ miếu - Ảnh: NHẬT LINH
Ông Võ Lê Nhật (giữa) - giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế - dâng hương tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát tại Triệu Tổ miếu. Ảnh: NHẬT LINH


Theo NHẬT LINH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.