An Khê: Nước máy bị thất thoát nhiều do "câu trộm"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ đầu năm 2016 đến nay, nguồn nước máy sinh hoạt trên địa bàn thị xã An Khê đã từng bước được cải thiện về chất lượng, tạo sự an tâm trong nhân dân. Thế nhưng, một thực trạng đáng buồn-nạn “trộm” nước-vẫn còn tồn tại, gây thất thoát hàng trăm ngàn m3 nước trong suốt nhiều tháng qua.
 

 Nạn “trộm” nước máy vẫn còn khá phổ biến. Ảnh: Ngọc Minh
  Nạn “trộm” nước máy vẫn còn khá phổ biến. Ảnh: Ngọc Minh

Theo thống kê của Công ty cổ phần Nước Sài Gòn-An Khê, tỷ lệ thất thoát nước hàng tháng khá cao; thậm chí có một số thời điểm, lượng nước thất thoát chiếm trên 70% tổng lượng nước sản xuất. Cụ thể: Tháng 3-2016, nước sản xuất là 140.240 m3, lượng nước thu vào 46.129 m3, tỷ lệ thất thoát 67%; tháng 7-2016, nước sản xuất 121.557 m3, nước thu vào 38.448 m3, tỷ lệ thất thoát 68%; từ tháng 10 đến tháng 12-2016, nước sản xuất 325.830 m3, nước thu vào 90.715 m3, tỷ lệ thất thoát lên đến 72%. Riêng 2 tháng đầu năm 2017, tỷ lệ thất thoát nước cũng ở mức trên 63 %.

Việc thất thoát nước diễn ra trong một thời gian dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cán bộ, công nhân Công ty lẫn nguồn thu của nhà nước. “Người sử dụng nước phải trả 4.370 đồng/m3, trong đó có 5% thuế VAT, 10% phí môi trường, thuế và phí Công ty phải nộp trả ngân sách nhà nước”-ông Nguyễn Văn Thi-nguyên Phó Trưởng ban Quản lý Nhà máy Nước An Khê (nay là cán bộ Công ty cổ phần Nước Sài Gòn-An Khê) phân tích.

Nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho tình trạng trên là do hệ thống ống dẫn nước trên địa bàn đã sử dụng lâu năm nên thường xuyên bị sự cố, hư hỏng. Mặc khác, việc quản lý và kiểm soát khách hàng sử dụng nước chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng nhiều người dân tự ý đấu nối đường ống để xài “chui” nước mà không phải trả tiền để mua.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã An Khê có 3.702 khách hàng hợp đồng với Công ty để sử dụng nước. Tuy nhiên, trừ 200 hợp đồng đã cắt, số khách hàng sử dụng nước thực thu tiền chỉ khoảng 2.600 hộ. Sự chênh lệch lớn này đã đặt ra cho Công ty cổ phần Nước Sài Gòn-An Khê nhiều thắc mắc sau khi nhận sự tiếp quản từ phía Nhà máy Nước An Khê trước đây. Ông Đinh Thái Phiên-Giám đốc Công ty, cho hay: “Trước sự thất thoát nước quá lớn, chúng tôi đã đề nghị chính quyền các xã, phường cùng phối hợp với Công ty để kiểm tra và kịp thời xử lý các trường hợp đấu nối ống nước bất hợp pháp vào mạng cấp nước của Công ty nhằm giảm thiểu thiệt hại cho Công ty cũng như không làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của địa phương”.

Theo đó, từ ngày 2 đến ngày 9-3 vừa qua, Công ty đã tiến hành kiểm tra toàn bộ mạng tuyến cấp nước, đồng thời rà soát lại tất cả khách hàng. Kết quả, đơn vị đã phát hiện gần 20 trường hợp tự ý đấu nối đường ống bất hợp pháp để “trộm” nguồn nước máy sử dụng cho gia đình mình.

Đơn cử là hộ ông Nguyễn Minh Phụng (tổ dân phố 2, phường An Phú, thị xã An Khê). Trước đây, vào tháng 4-2016, Công ty cổ phần Nước Sài Gòn-An Khê đã tiến hành thay đồng hồ nước mới và bàn giao lại cho gia đình. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 3-2017, tức gần 1 năm trôi qua, chỉ số hiển thị trên đồng hồ nước của nhà ông Phụng vẫn đứng ở mức 0. Quyết định kiểm tra, Công ty đã phát hiện gia đình đã tự ý đấu nối, thay đổi kích thước đường ống cấp nước không đúng quy định và hành vi này sau đó đã bị UBND phường An Phú lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10-10-2013 của Chính phủ và Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11-7-2007 của Chính phủ.

 

Việc phát hiện các trường hợp người dân vi phạm rất khó vì toàn bộ hệ thống ống cấp nước đều nằm dưới lòng đất. Ảnh: Hồng Thi
Việc phát hiện các trường hợp người dân vi phạm rất khó vì toàn bộ hệ thống ống cấp nước đều nằm dưới lòng đất. Ảnh: Hồng Thi

Cũng theo ông Thi, đó chỉ là một trong số ít các trường hợp “trộm” nước bị phát hiện. Trên thực tế, con số này còn nhiều hơn nhưng rất khó để xác định vì toàn bộ mạng lưới ống cấp nước đều nằm dưới lòng đất. Muốn biết người dân có “câu trộm” nước hay không cần phải có một quá trình theo dõi, rà soát, đối chiếu kỹ càng và khi xác định đúng “trộm” 100% thì mới tiến hành mời cơ quan có thẩm quyền của địa phương phối hợp kiểm tra, xử lý theo quy định.

“Đầu tháng 3 vừa qua, UBND phường đã phối hợp cùng với Công ty cổ phần Nước Sài Gòn-An Khê rà soát các hộ dân sử dụng nước của Công ty trên địa bàn và đã phát hiện 3 trường hợp làm sai quy định. Chúng tôi đã tiến hành xử phạt hành chính 2 trường hợp, trường hợp còn lại xin tự khắc phục. Cùng với đó, chúng tôi cũng chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, tổ dân phố… thường xuyên tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước sạch một cách hợp pháp, có dùng có trả”-ông Trần Ngọc Vũ Tùng-Chủ tịch UBND phường An Phú (thị xã An Khê) cho biết.

Hồng Thi-Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.