Ấn Độ cho phép xuất gạo bị kẹt ở cảng, cấp hạn ngạch cho 3 nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ấn Độ, nguồn cung gạo lớn nhất thế giới tiếp tục có sự điều chỉnh chính sách xuất khẩu gạo; theo đó cho phép xuất khẩu các lô hàng gạo trắng (non - Basmati) còn bị kẹt ở cảng và phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Bhutan, Singapore và Mauritius.

Ngày 30.8, Tổng cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ công bố 2 quyết định quan trọng. Quyết định thứ nhất, cho phép các lô hàng gạo trắng non - Basmati bị kẹt ở cảng (do lệnh cấm xuất khẩu ngày 20.7 được đưa ra một cách đột ngột) được phép xuất khẩu. Các lô hàng này vẫn phải chịu mức thuế 20% theo quy định áp thuế được đưa ra trước đó (ngày 9.9.2022).

Thị trường lúa gạo thế giới tiếp tục biến động. Ảnh:CÔNG HÂN

Thị trường lúa gạo thế giới tiếp tục biến động. Ảnh:CÔNG HÂN

Reuters dẫn nguồn Liên đoàn các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, khoảng 150.000 tấn gạo trắng non - Basmati thuộc dạng này đang bị kẹt ở nhiều cảng khác nhau. Các lô hàng sẽ giúp ích cho các nhà xuất khẩu và cả các nhà nhập khẩu, chủ yếu là những quốc gia Đông và Tây Phi vốn gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Một quyết định khác là phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo đến 3 nước khác là Bhutan, Singapore và Mauritius. Theo đó, lượng gạo mà Ấn Độ đồng ý xuất cho Bhutan là 79.000 tấn, Singapore 50.000 tấn và Mauritius 14.000 tấn. Tất cả đều là gạo trắng non - Basmati.

Theo các nhà bình luận, tổng lượng gạo xuất khẩu theo các quyết định trên chưa tới 300.000 tấn, một con số rất nhỏ so với nhu cầu hiện tại của thế giới. Tuy nhiên cũng mở ra cơ hội nhập khẩu gạo theo đường ngoại giao, đặc biệt đối với những nền kinh tế còn nhiều khó khăn.

Trong một diễn biến khác, tại nguồn cung gạo lớn thứ 2 thế giới là Thái Lan, ngày 30.8, cũng chính thức điều chỉnh tăng giá gạo xuất khẩu. Cụ thể, tăng 34 USD/tấn đối với sản phẩm gạo 5%, lên mốc 646 USD/tấn cao hơn gạo cùng phẩm cấp của Việt Nam 3 USD. Bên cạnh đó, tăng 25 USD đối với gạo 25% tấm lên mức 607 USD/tấn, vẫn thấp hơn so với gạo Việt Nam 21 USD/tấn.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đánh giá, giá hiện tại vẫn còn thấp hơn một chút so với đỉnh điểm ngày 9.8 là gạo 5% tấm 648 USD/tấn và gạo 25% tấm 612 USD/tấn.

Xu hướng tăng giá gạo trở lại có thể xảy ra trong tháng 9 vì một trong những nguồn cung quan trọng là Myanmar đang cân nhắc tạm dừng xuất khẩu gạo.

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/an-do-cho-phep-xuat-gao-bi-ket-o-cang-cap-han-ngach-cho-3-nuoc-185230831083307933.htm

Có thể bạn quan tâm

Để doanh nghiệp quyết giá xăng dầu được không?

Để doanh nghiệp quyết giá xăng dầu được không?

Theo Bộ Công thương, quy định mức chiết khấu riêng cho đại lý bán lẻ xăng dầu là hạn chế tính linh hoạt và cạnh tranh chi phí giữa các thương nhân. Vậy có thể bỏ quy định về chi phí định mức, định mức lợi nhuận để tiến đến thị trường xăng dầu thực sự hay không?
Xuất khẩu gạo của Việt Nam thiết lập kỷ lục mới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam thiết lập kỷ lục mới

(GLO)- Báo điện tử Vietnamnet dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, tính từ đầu năm đến hết tháng 11-2023, xuất khẩu gạo của nước ta thu về 4,41 tỷ USD (tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2022). Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt qua mốc 3,65 tỷ USD năm 2011, chính thức thiết lập kỷ lục mới sau 34 năm tham gia thị trường thế giới.

Nhập khẩu đậu nành vượt 1 tỷ USD

Nhập khẩu đậu nành vượt 1 tỷ USD

(GLO)- Báo Công thương dẫn số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 10-2023, Việt Nam nhập khẩu 138.874 tấn đậu nành, trị giá 83,81 triệu USD (tăng 43,2% về lượng và tăng 43,9% về trị giá so với tháng 9-2023).
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm gần 20%

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm gần 20%

(GLO)- Báo điện tử VnExpress dẫn số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 10-2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ USD (tăng 5,7% so với tháng 9-2023, nhưng giảm 0,9% so với tháng 10-2022). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 790 triệu USD (tăng 4% so với tháng 9-2023 và tăng 0,3% so với tháng 10-2022).
Rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu xuống 7 ngày, vào thứ Năm hàng tuần

Rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu xuống 7 ngày, vào thứ Năm hàng tuần

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành nghị định mới cho phép liên bộ Công thương-Tài chính điều hành giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường nội địa với chu kỳ rút ngắn từ 10 ngày xuống 7 ngày một lần, vào thứ Năm hàng tuần; đồng thời cho phép các đại lý được nhập xăng của 3 đầu mối, thay vì mỗi đại lý chỉ được mua hàng của một đầu mối như quy định cũ.
Giá hồ tiêu trong nước đồng loạt tăng

Giá hồ tiêu trong nước đồng loạt tăng

(GLO)- Theo thông tin từ Báo Công thương, website giatieu.com, giá hồ tiêu trong nước ngày 16-11 đồng loạt tăng từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/tấn so với tuần trước tại các vùng trồng trọng điểm trên cả nước, dao động từ 67,5 triệu đồng đến 70,5 triệu đồng/tấn.