Ăn cơm nguội có gây ung thư như tin đồn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thói quen ăn cơm nguội đã tồn tại từ lâu trong các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người hoang mang trước tin đồn ăn cơm nguội gây ung thư. Vậy thực chất thói quen này có thực sự nguy hiểm tới sức khỏe hay không?
Trả lời cho nghi vấn ăn cơm nguội có gây ung thư không, PGS Nguyễn Duy Thịnh Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định ăn cơm nguội không gây ung thư nhưng ông cho rằng chúng ta không nên ăn cơm nguội vì nó không tốt cho tiêu hóa và khuyên nên từ bỏ thói quen này.
PGS Nguyễn Duy Thịnh phân tích trong gạo có thể có Bacillus cereus, một vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Bào tử này sẽ chết ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ tạo điều kiện cho bào tử và các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây rối loạn tiêu hóa; nặng thì ngộ độc cấp, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa.
“Người ăn phải cơm có chứa vi khuẩn Bacillus cereus có thể buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy sau khoảng từ 1 đến 5 tiếng. Phần lớn các triệu chứng ở mức độ tương đối nhẹ và thường kéo dài trong khoảng 24 tiếng”, PGS Thịnh cho hay.

Trong cơm nguội không có chất ung thư, tuy nhiên việc ăn cơm nguội không được bảo quản đúng cách sẽ gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa. Ảnh: Infonet
Trong cơm nguội không có chất ung thư, tuy nhiên việc ăn cơm nguội không được bảo quản đúng cách sẽ gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa. Ảnh: Infonet
Cơm nguội chỉ an toàn nếu được nấu chín và để nguội đúng cách trong vòng 24 giờ. Nếu như cơm bị thiu là đã bị biến chất, tuyệt đối không nên ăn. Cơm muộn sẽ rất nguy hiểm nếu như bảo quản trong tủ lạnh lấy ra vẫn như mới, không có mùi chua, thiu gì nên nhiều người thường chủ quan. Do đó, cứ để dồn lại trong tủ lạnh, thậm chí mấy ngày rồi hấp, chiên lại, dẫn đến các trường hợp ngộ độc thức ăn.
Nếu thừa nhiều cơm, có thể cho một chút nước vào nồi cơm điện rồi trút cơm vào nồi, bật nút nấu chỉ vài phút là cơm đã nóng trở lại như mới nấu.
Nhiều người do bận rộn nên có thói quen để cơm, rau, thức ăn từ tối hôm qua trong tủ lạnh để hôm sau mang đi làm. Thực phẩm để qua đêm, kể cả các loại rau và thịt có thể sản sinh ra nitrit - một loại gây ung thư. Điều này khi ăn vào có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe cơ thể.
Hạn chế cơm nguội và đảm bảo cung cấp được nhiều dưỡng chất từ cơm cho cơ thể nhất, mỗi bữa ăn bạn chỉ nấu một lượng gạo phù hợp với sức ăn của cả gia đình mình, không để cơm thừa. Làm như vậy cũng sẽ giảm được tình trạng cơm thiu, tiết kiệm chi phí hơn.
MINH TRÍ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.