Ai Cập mở cửa 2 kim tự tháp cổ, hé lộ nhiều bí ẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chính quyền Ai Cập hôm 13/7 đã mở cửa 2 kim tự tháp cổ ở phía nam thủ đô Cairo, công bố phát hiện về nhiều cỗ quách với các xác ướp được bảo quản tốt.
Theo AFP, Bộ trưởng Cổ vật Khaled al-Anani nói với các phóng viên rằng kim tự tháp Bent của vua Sneferu, pharaoh đầu tiên thuộc vương triều thứ tư của Ai Cập cổ đại, và một kim tự tháp khác gần đó sẽ được mở cửa trở lại cho công chúng lần đầu tiên kể từ năm 1965.
Ông Al-Anani cũng cho biết một nhóm các nhà khảo cổ đã phát hiện những cỗ quan tài chưa được mở và một bức tường có niên đại từ thời kỳ Trung Vương quốc cách đây 4.000 năm.
Chúng được phát hiện trong quá trình khai quật tại nghĩa địa hoàng gia Dahshur ở bờ tây sông Nile, nơi có những kim tự tháp cổ xưa nhất Ai Cập.
Người dân tụ tập xung quanh kim tự tháp Bent của vua Sneferu trong ngày chính quyền Ai Cập mở cửa di tích này. Ảnh: AFP.
"Một số cỗ quách bằng đá, đất nung và gỗ đã được tìm thấy, và trong số này có những xác ướp trong tình trạng tốt", ông Al-Anani cho biết trong một thông báo.
Trong khi đó, bức tường cổ xưa dài 60 mét và nằm ở phía nam kim tự tháp của vua Amenemhat II, pharaoh của vương triều thứ 12.
Các phát hiện cũng bao gồm mặt nạ để thực hiện tang lễ, cũng như các công cụ có từ thời kỳ Hậu nguyên - giai đoạn kéo dài 300 năm cho đến khi Alexander Đại đế chinh phục Ai Cập năm 332 trước Công nguyên - được sử dụng để cắt xẻ đá, theo Bộ Cổ vật Ai Cập.
Trong những năm gần đây, Ai Cập đang nỗ lực thúc đẩy các dự án khai quật và khám phá trên cả nước để hồi sinh ngành du lịch, vốn bị ảnh hưởng nặng nề sau cuộc nổi dậy năm 2011 trong phong trào Mùa xuân Arab, khiến chính quyền Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ.
Hương Hảo (Zing.vn)

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.