6 tác hại của việc vừa đi vệ sinh vừa sử dụng điện thoại di động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo một cuộc khảo sát gần đây, rất nhiều người trong chúng ta nghiện điện thoại thông minh (smartphone) và nó có thể không vô hại như ta vẫn tưởng.

 Việc vừa đi vệ sinh vừa sử dụng smartphone không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và cách chúng ta làm việc - Ảnh minh họa: Shutterstock
Việc vừa đi vệ sinh vừa sử dụng smartphone không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và cách chúng ta làm việc - Ảnh minh họa: Shutterstock


Nếu bạn là người không thể đi vệ sinh mà không có smartphone, thì đây là điều bạn cần phải biết.

Nó không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và cách chúng ta làm việc.

Sau đây, Bright Side đưa ra các nghiên cứu chính liên quan đến việc sử dụng smartphone khi đi vệ sinh.

1. Có thể lây lan rất nhiều vi khuẩn có hại

Một nghiên cứu gần đây cho thấy điện thoại còn bẩn hơn cả bệ ngồi trong nhà vệ sinh, một sự thật kinh khủng, theo Bright Side.
Trong một nghiên cứu ở trẻ em trung học, các nhà khoa học đã phát hiện có vi khuẩn E. coli trên điện thoại di động. Loại vi khuẩn có hại này gây ra bệnh đường ruột, và còn nhiều loại vi khuẩn có hại khác.

Nguy cơ vi khuẩn sinh sôi trên điện thoại di động thậm chí còn cao hơn vì điện thoại thường bị nóng lên khi hoạt động và do đó, tạo ra môi trường ấm áp cho vi khuẩn tồn tại và phát triển.

Rồi khi ăn, bạn cũng vẫn cầm chiếc điện thoại ấy. Bạn có thể lại lây truyền vi khuẩn vào thức ăn.

2. Khiến việc rửa tay trở nên vô nghĩa

Các chuyên gia cho biết rửa tay sau khi đi vệ sinh, rồi cầm lại điện thoại, thì việc rửa tay cũng trở nên vô dụng. Vì sau đó vi khuẩn sẽ bám lại vào điện thoại di động của bạn rồi lây truyền vào tay lại, theo Times of India.


 

Rửa tay sau khi đi vệ sinh, rồi cầm lại điện thoại, thì việc rửa tay cũng trở nên vô dụng. Vì sau đó vi khuẩn sẽ bám lại vào điện thoại di động của bạn rồi lây truyền vào tay lại- Ảnh: Shutterstock
Rửa tay sau khi đi vệ sinh, rồi cầm lại điện thoại, thì việc rửa tay cũng trở nên vô dụng. Vì sau đó vi khuẩn sẽ bám lại vào điện thoại di động của bạn rồi lây truyền vào tay lại- Ảnh: Shutterstock



3. Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Điều này có thể xảy ra do ngồi lâu trên bồn cầu - đã tạo áp lực lên các cơ quan trong cơ thể.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác minh mối liên quan này, các trường hợp mắc bệnh trĩ đã tăng lên kể từ khi smartphone ra đời.

Do đó, mặc dù điện thoại có thể giúp thư giãn trong nhà vệ sinh, nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khó chịu.


4. Có thể hạn chế năng lực tư duy

Điện thoại di động thực sự làm gián đoạn sự tập trung và suy nghĩ, hạn chế khả năng giải quyết vấn đề, theo Bright Side.


Do đó, thời gian không bị phân tâm khi tắt điện thoại là điều cần thiết cho tâm trí của chúng ta, và đôi khi cần phải có thời gian tắt điện thoại và dành thời gian một mình. Do vậy, mang theo điện thoại vào phòng tắm sẽ lấy đi những khoảng thời gian quý giá mà tâm trí chúng ta cần.

5. Có thể gây rối loạn chức năng sàn chậu

Dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh có thể gây ra các vấn đề đối với cơ bắp, đặc biệt, các cơ quan như ruột, bàng quang, âm đạo có thể bị trượt do cơ sàn xương chậu không đủ khỏe để nâng đỡ, theo Bright Side.

Nguyên nhân một phần là do tư thế khi ngồi trên bồn cầu, đặc biệt là nếu cúi gập người trong thời gian dài để xem smartphone.

6. Làm tăng sự phụ thuộc vào điện thoại

Mặc dù smartphone kết nối chúng ta với thế giới, nhưng chúng cũng rất dễ gây nghiện.

Nghiên cứu cho thấy, 1/10 thanh thiếu niên thế hệ 2X dính liền với điện thoại không rời. Đây rõ ràng không phải là một dấu hiệu tốt, vì họ sẽ ít có thời giờ để quan tâm đến đời thực.

Vì vậy, thay vì cầm theo điện thoại vào nhà vệ sinh thì thà không cầm theo gì hết. Dành một vài phút một mình trong ngày cũng rất đáng giá, theo Times of India.

 

Theo THIÊN LAN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.