50 năm sau chuyến đổ bộ lên mặt trăng:Những khoảnh khắc lịch sử qua ảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Cách đây 50 năm, tàu vũ trụ Apollo 11 đã mang theo ba nhà du hành vũ trụ đổ bộ lên mặt trăng. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử khám phá vũ của nhân loại.
Vào ngày 16.7.1969 tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở đảo Merritt, bang Florida, Mỹ, tàu Apollo 11 cùng 3 nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong, Buzz Aldrin cùng McKolins lên không gian.
Sau khi được phóng qua tầng khí quyển của Trái đất, tàu Apollo 11 được tách ra và tiếp tục hành trình 3 ngày trên hành trình hướng tới Mặt trăng. Khi đã đi vào quỹ đạo của hành tinh, các phi hành gia điều khiển mô đun tiếp cận và hạ cánh tại khu vực Sea of Tranquility (Biển tĩnh lặng) trên mặt trăng vào ngày 20.7. Các phi hành gia tiếp tục ở trong mô đun 21 tiếng tàu sau khi tàu Apollo hạ cánh xuống Mặt trăng.
Ngày hôm sau, 21.7, lúc 2 giờ 56 phút (giờ UT) ngày 21.7.1969, phi hành gia Neil Armstrong mở cửa, bước ra ngoài và đặt bước chân đầu tiên của con người lên Mặt trăng. “Đây là một bước chân nhỏ của một con người, nhưng là bước nhảy phi thường của nhân loại”. Sự kiện đổ bộ lên Mặt trăng là bước ngoặc quan trọng đánh dấu một cột mốc vĩ đại trong lịch sử chinh phục không gian của loài người.
Cùng nhìn lại những khoảnh khắc lịch sử này:
 
Trước khi lên mặt trăng, các phi hành gia đã có nhiều buổi diễn tập tại một cơ sở huấn luyện của NASA
 
Neil Armstrong đang luyện tập với máy tính chỉ dẫn Apollo (Apollo Guidance Computer), thiết bị sẽ giúp Armstrong đáp an toàn xuống mặt trăng
 
Phi hành đoàn tàu Apollo 11 (từ trái qua) Neil A. Armstrong, chỉ huy; Michael Collins, phi công điều khiển mô-đun; Edwin E. “Buzz” Aldrin, phi công điều khiển mô-đun mặt trăng
 
Các phi hành gia Apollo 11 vẫy tay chào mọi người trước khi đi đến bãi phóng
 
Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và Phó tổng thống Spiro Agnew đến trung tâm Không gian Kennedy, bang Florida, để chứng kiếm buổi phóng Apollo 11 lên không gian
 
Tàu vũ trụ Apollo 11 dài 363 feet được phóng lên từ sân phóng A, tổ hợp phóng 39, Trung tâm Vũ trụ Kennedy (KSC) vào lúc 14 giờ 32 sáng (giờ UT), ngày 16.7.1969
 
Saturn V đưa tàu Apoll 11 mang theo 3 phi hành gia cùng nhiều trang thiết bị lên lên không gian
 
Nhân viên của trung tâm điều khiển trạm mặt đất chăm chú theo dõi qua màn hình khi tên lửa Saturn V đang cất cánh từ Mũi Canaveral, Florida
 
Bức ảnh trái đất đang mọc lên từ đường chân trời của mặt trăng được chụp khi tàu Apollo 11 đang ở trên quỹ đạo quanh mặt trăng
 
Mô-đun Mặt trăng Đại bàng (Lunar Module Eagle) của Apollo 11 trong tư thế chuẩn bị tiếp đất; bức ảnh được Mô-đun Chỉ huy và Dịch vụ Columbia đang bay trên quỹ đạo mặt trăng chụp lại
 
Bức ảnh phi hành gia Neil Armstrong tự chụp khi ông rời khỏi tàu mẹ và ngồi trong tàu đổ bộ để đáp xuống bề mặt trăng
 
Hình ảnh trên màn hình vô tuyến ghi lại cảnh Armstrong đặt chân lên mặt trăng vào lúc 2 giờ 56 phút (giờ UT) được truyền về Trái đất. 19 phút sau đó nhà du hành Aldrin cũng bước xuống mặt trăng, riêng phi hành gia Collins ở lại trên mô-đun chỉ huy Columbia, bay trên quỹ đạo quanh mặt trăng
 
Bức ảnh chụp lại cảnh trái đất đang mọc lên từ chân trời của mặt trăng bởi các phi hành gia trong tàu đổ bộ Eagle khi họ vừa hạ cánh xuống bề mặt mặt trăng
 
Phi hành gia Edwin E. Aldrin Jr., phi công điều khiển mô-đun mặt trăng, ra khỏi Mô-đun Mặt trăng (LM) Đại bàng và chuẩn bị bước xuống Mặt trăng. Bức ảnh này được chỉ huy tàu Neil A. Armstrong chụp lại, bằng một máy quay bề mặt mặt trăng 70 mm khi đang thực hiện hoạt động bên ngoài tàu vũ trụ Apollo 11 (EVA)
 
Phi hành gia Edwin Buzz Aldrin bước đi trên Mặt trăng. Hình ảnh được chụp bởi Neil Armstrong
 
Phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin dựng một lá cờ Mỹ trên bề mặt mặt trăng
 
Phi hành gia Buzz Aldrinđang thiết đặt một thiết bị đo địa chấn bề mặt mặt trăng. Thiết bị này hoạt động bằng năng lượng Mặt trời, có chứa bốn máy đo địa chấn và có bộ phận làm nóng hạt nhân để giúp chống lại cái lạnh ban đêm trên mặt trăng
 
Các phi hành gia Apollo 11 đã để lại trên bề mặt thiên thể một tấm bảng ghi nội dung: “Đây là những người đến từ hành tinh Trái đất, lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Tháng 7 năm 1969 sau CN. Chúng tôi đến trong hòa bình cho toàn nhân loại”. (Tấm bảng được làm bằng thép không gỉ, dài 22,86 x 19,37 cm, dày chừng 1,59 cm)
 
Người dân New York theo dõi và vỡ òa khi phi hành gia đặt bước chân đầu tiên xuống bề mặt mặt trăng vào cuối ngày 20.7.1969
 
Các kỹ sư, nhà khoa học, nhân viên của NASA và Trung tâm Tàu vũ trụ có người lái (MSC) ăn mừng chuyến đổ bộ của tàu Apollo 11 xuống mặt trăng
 
Tại Houston, Texas, Mark Armstrong (6 tuổi) con trai của phi hành gia Neil Armstrong, đang cầm một tờ tin buổi sáng in đậm dòng tít về sự kiện đổ bộ của tàu Apollo 11 đổ bộ thành công lên mặt trăng
 
Lúc 11 giờ 49 (giờ địa phương) ngày 24.7.1969, cách Hawaii 1.500 km về phía tây nam, một thiết đã rơi xuống biển trong cả ba phi hành gia, Hải quân Mỹ đã đến khử trùng và đưa 3 phi hành gia vào đất liền
 
Các phi hành gia Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin (từ trái qua) được Tổng thống Richard M. Nixon đích thân đến đón khi họ vẫn còn ở trong buồng cách ly khử trùng
 
Ngày 13.8.1969 người dân New York đổ ra đường chào đón các phi hành gia khi họ trên xe diễu qua phố
 
Trên chiếc xe đầu tiên ba phi hành gia Buzz Aldrin, Michael Collins, Neil Armstrong vẫy tay chào người dân New York
 
Phi hành đoàn chuyến bay Apollo 11 từ trái sang gồm Michael Collins, Neil Armstrong và Buzz Aldrin nhận huy chương Samuel P. Langley tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia ở Washington nhân kỷ niệm 30 năm của sứ mệnh lịch sử
 
Logo kỉ niệm 50 năm sự kiện tàu Apollo 11 đổ bộ xuống mặt trăng của NASA
Tiểu Vũ (Motthegioi.vn/Ảnh tổng hợp từ: NASA, Nat Geo, CBS, Sky at Night)

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.