5 ngộ nhận nguy hiểm về uống rượu bia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ tết là dịp mà không ít người có xu hướng uống nhiều rượu bia hơn thường ngày. Có một số ngộ nhận về rượu bia khiến người uống đối mặt nguy cơ tổn hại nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí tử vong.

 Uống rượu bia dù ít nhưng vẫn ảnh hưởng đến khả năng lái xe - Ảnh: Shutterstock
Uống rượu bia dù ít nhưng vẫn ảnh hưởng đến khả năng lái xe - Ảnh: Shutterstock



Dưới đây là 5 ngộ nhận thường gặp về rượu bia:


Ngủ là sẽ hết say

Trên thực tế, ngủ không hề giúp chúng ta hết say. Khi ngủ, lượng rượu bia đã uống vào dạ dày vẫn tiếp tục đi vào máu. Tình trạng này khiến những người uống quá nhiều rồi đi ngủ đối mặt nguy cơ tử vong do ngộ độc rượu.

Ngoài ra, một số người tử vong khi ngủ là do họ nôn mửa và hút chất nôn vào khí quản, gây sặc và tử vong vì ngạt thở, theo CBS News.

Uống lâu say hơn tốt hơn

Chúng ta cần phân biệt giữa khả năng xử lý rượu bia của cơ thể với cảm giác say. Nhiều người có thể uống rất nhiều, lâu cảm thấy say nhưng trên thực tế, khả năng xử lý rượu bia của cơ thể họ không thay đổi. Lượng rượu bia uống nhiều đó vẫn gây hại cho cơ thể như bao người khác.


Việc chậm cảm thấy say trong trường hợp này thậm chí còn làm tăng nguy cơ nghiện rượu và khiến cơ thể uống nhiều hơn nữa.

Uống 1 ly lái xe không sao


Điều này không đúng vì uống rượu bia dù ít cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng xử lý khi điều khiển xe. Các bằng chứng khoa học cho thấy uống dù chỉ 1 ly bia hay rượu cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng lực lái xe, làm tăng rủi ro gây tai nạn giao thông, theo CBS News.

Rượu mạnh pha với nhau sẽ dễ say

Trên thực tế, khi pha 2 loại rượu mạnh vào nhau thì khả năng gây say của chúng vẫn không thay đổi và tương đương như uống từng loại một.

Người uống cảm thấy dễ say chủ yếu là do khi pha 2 loại rượu mạnh vào nhau, họ thường sẽ uống một lượng rượu nhiều hơn là uống riêng lẻ từng món.

Rượu phá hỏng tế bào não

Quan niệm cho rằng rượu có thể phá hỏng các tế bào não là không đúng. Rượu không phá hỏng mà chỉ ảnh hưởng đến quá trình kết nối giữa các tế bào não.

Tuy nhiên, về lâu dài, uống nhiều rượu bia có thể gây ra các bệnh thần kinh, chẳng hạn như hội chứng Wernicke-Korsakoff gây sa sút trí nhớ, theo CBS News.


 

Theo Ngọc Quý (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.