4 vấn đề sức khỏe có thể được cải thiện bằng bài tập với tạ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Khi mắc một số bệnh ảnh hưởng đến vận động, người bệnh có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi thay vì tập luyện. Thế nhưng, các nghiên cứu khoa học phát hiện tập luyện sức mạnh lại giúp cải thiện tình trạng của họ.
Tập các bài rèn luyện sức mạnh cơ bắp với tạ có thể giúp cải thiện triệu chứng của đau lưng hoặc Parkinson ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tập các bài rèn luyện sức mạnh cơ bắp với tạ có thể giúp cải thiện triệu chứng của đau lưng hoặc Parkinson ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tập các bài rèn luyện sức mạnh cơ bắp với tạ có thể giúp cải thiện triệu chứng của một số bệnh sau:
1. Giảm mệt mỏi trong đa xơ cứng
Đa xơ cứng là một dạng rối loạn chức năng thần kinh ở não và tủy sống. Khi có dấu hiệu đa xơ cứng, khoảng 80% bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó kiểm soát bàng quang, khó giữ thăng bằng cơ thể và ngứa ran tay chân, theo The Healthy.
Một nghiên cứu trên chuyên san Multiple Sclerosis Journal đã yêu cầu các bệnh nhân đa xơ cứng tập các bài sức mạnh như nâng tạ trong 6 tháng. Kết quả cho thấy não bộ họ đã có những thay đổi tích cực, giúp ngăn bệnh tiến triển.
2. Giảm khó chịu với đau thắt lưng
Đau ở vùng thắt lưng xảy ra khá phổ biến. Một số thông kê ở Mỹ cho thấy có khoảng 80% người được hỏi từng bị đau thắt lưng ở một thời điểm nào đó trong đời. Nhưng thay vì nằm nghỉ, người mắc nên vận động phù hợp.
Nghiên cứu công bố trên chuyên san BMJ Open Sport & Exercise Medicine đã yêu cầu những người bị đau thắt lưng tham gia 3 buổi tập giảm cân/tuần. Sau 16 tuần tập luyện, nhiều người đã cảm thấy cơn đau lưng thuyên giảm và có thể vận động tốt hơn.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý việc mọi người tránh vận động khi bị đau lưng sẽ khiến vùng lưng dễ bị cứng và kém linh hoạt. Hệ quả là khiến cơn đau lưng thêm nặng.
3. Cải thiện khả năng vận động ở Parkinson
Parkinson là bệnh rối loạn thần kinh vận động, khiến khả năng vận động của người bệnh ngày càng suy giảm, làm tay chân run và yếu. Một số triệu chứng sớm thường gặp của Parkinson là suy giảm khứu giác và trầm cảm.
Một phân tích thực hiện năm 2017 ở Ý đã phân tích dữ liệu của 13 thử nghiệm khoa học. Các thử nghiệm này xem xét tác động của tập luyện sức mạnh với bệnh Parkinson. Kết quả cho thấy tập luyện sức mạnh có thể giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.
4. Cải thiện sức khỏe người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) làm người bệnh khó thở. Đây là tình trạng không thể chữa trị. Vì phổi tắc nghẽn mạn tính gây khó thở nên người mắc thường hạn chế vận động và tránh tập luyện thể thao.
Nhưng trên thực tế, tập luyện thể thao phù hợp có thể là tất cả những gì họ cần. Các nhà khoa học phát hiện yếu cơ xuất hiện rất phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Một nghiên cứu ở Mỹ phát hiện người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp bằng cách tập luyện.
Theo đó, những người tập các bài sức mạnh kết hợp với sức bền 30 phút/buổi, 3 buổi/tuần giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp nhiều hơn so với người chỉ tập sức bền như chạy bộ, theo The Healthy.
Theo Ngọc Quý (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.