35 năm chỉ có hơn 400km đường cao tốc, các đường khác thì sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trung Quốc 3 năm qua chỉ một tỉnh Vân Nam làm hơn 2.000km đường cao tốc, trong khi Việt Nam sau 35 năm đổi mới nhưng mới có hơn 400km. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu ý kiến như vậy tại phiên thảo luận ở tổ, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, diễn ra ngày 9.6.

 

Một sự so sánh quá cụ thể và quá chua chát.

35 năm qua chúng ta chưa làm nổi con đường cao tốc Bắc Nam thì làm sao phát triển kinh tế, làm sao dân có thể giàu, nước có thể mạnh được. Bởi vì, như Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng phân tích, việc triển khai dự án cao tốc Bắc Nam mang lại nhiều lợi ích lớn, 60% dân số được hưởng lợi; góp phần kết nối nhiều hạ tầng sân bay, cảng biển, khu du lịch.

Nhưng đâu chỉ có tụt hậu hạ tầng đường bộ, từ ngày thống nhất đất nước đến nay, đoàn tàu Bắc - Nam vẫn “đủng đỉnh” như năm xưa, vẫn những toa tàu nhếch nhác, vẫn những dịch vụ mang mùi vị bao cấp. Bao nhiêu hàng hóa thay vì vận chuyển bằng đường sắt thì tạo sức ép lên đường bộ, những con đường “thênh thang 8 thước” không đủ sức gánh vác, nền kinh tế không bứt phá lên được vì một hạ tầng giao thông quá yếu lạc hậu.

Không có đường cao tốc, đất nước mất lợi thế phát triển kinh tế thì đã rõ, nhưng còn một thiệt hại vô cùng lớn khác, đó là tai nạn giao thông do đường hẹp, đường hư hỏng, đường hỗn hợp nhiều loại phương tiện giao thông, đường hai chiều đối đầu.

Không chỉ đường sắt mà bao nhiêu năm không có nổi một đội tàu khai thác 3.200km bờ biển của quốc gia. Các “đại danh” Vinashin, Vinalines chỉ là những tên tuổi đốt tiền, làm cho đất nước suy kiệt. Đến nay, hậu quả của các tập đoàn này để lại chưa thể xử lý hết và vùng biển Việt Nam chủ yếu là những con tàu đánh cá của ngư dân hoạt động, phí phạm tài nguyên vô cùng.

Hàng không khá nhất, là do các doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư các hãng hàng không. Nhưng hạ tầng hàng không vẫn không đuổi kịp tốc độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân liên quan đến lĩnh vực này. Nhiều hãng máy bay, đội tàu tăng nhanh, nhưng cảng Tân Sơn Nhất không đủ sức để tải một lượng hành khách qua cảng hằng năm.

Giải cứu sân bay Tân Sơn Nhất, xây dựng sân bay Long Thành, những tuyên bố ồn ào đó cứ ồn ào nhiều năm, vẫn chưa có được một bộ mặt cảng Tân Sơn Nhất mới mẻ, Long Thành cũng chỉ là một sân bay mô hình, chưa có dấu hiệu của một ngày khởi công.

Phải nói thẳng băng những sự thực như thế, để chúng ta còn phải hành động ngay.

http://https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/35-nam-chi-co-hon-400km-duong-cao-toc-cac-duong-khac-thi-sao-811673.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vun bồi khát vọng cho người trẻ

Vun bồi khát vọng cho người trẻ

Nhân 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên VN, T.Ư Hội Sinh viên VN, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" và đã tạo ra rất nhiều giá trị cho người trẻ.
Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.