30 ngày trong bệnh viện dã chiến: Chuẩn bị tinh thần... đi không biết ngày về!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Để mẹ nói con gái hiểu công việc của mẹ. Mẹ là nhân viên y tế, bây giờ là lúc dịch bệnh bùng phát dữ dội không thể kiểm soát được nữa, mọi người phải đi làm gọi là chống dịch như trên ti vi nói đó con...".

BS Trần Ngọc Hoàng Dung (bìa trái) và điều dưỡng Ngọc tìm hiểu sử dụng máy do nhóm tình nguyện viên Phật giáo trao tặng. Ảnh: Như Lịch
BS Trần Ngọc Hoàng Dung (bìa trái) và điều dưỡng Ngọc tìm hiểu sử dụng máy do nhóm tình nguyện viên Phật giáo trao tặng. Ảnh: Như Lịch
“Mẹ là nhân viên y tế. Bây giờ là lúc dịch bệnh bùng phát dữ dội không thể kiểm soát được nữa, mọi người phải đi làm gọi là chống dịch như trên ti vi nói đó con. Mẹ cũng chuẩn bị tinh thần đi không biết ngày về rồi, con cũng vậy nhé. Không có mẹ, con cũng nên trưởng thành hơn, lo cho em và phụ giúp ba nhé con...”.
Đó là lời nhắn nhủ gửi cho con gái của bác sĩ (BS) Trần Ngọc Hoàng Dung, từ Bệnh viện (BV) dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 12 (P.An Khánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM). Cũng như nhiều người khác, BS Dung phải gác lại tình cảm riêng tư, xung phong lên tuyến đầu chống dịch Covid-19.
“Đừng khóc và đừng kêu mẹ về nữa”
Gần ba tháng nay, BS Trần Ngọc Hoàng Dung (39 tuổi, BS chuyên khoa 1 gây mê hồi sức, BV Da liễu TP.HCM) bám trụ tại BV dã chiến số 12, với vai trò quan trọng: Đội trưởng đội cấp cứu.
BS Dung có một con gái học lớp 6 và một bé trai mới 4 tuổi. Trước khi vào BV dã chiến, chị đã giải thích cho con về chuyến đi đặc biệt này. Tuy nhiên, các bé chưa bao giờ xa mẹ dài ngày như vậy, nên thường xuyên gọi điện giục: “Mẹ biết ngày về chưa, tụi con muốn mẹ về”. Bé gái còn gửi cho mẹ tấm ảnh của hai chị em, kèm dòng chữ thay lời muốn nói: “Nhớ về sớm nha mẹ. Nhà là nhất!”.
Tranh thủ những khoảng thời gian ăn cơm, BS Dung gọi điện hoặc nhắn tin để khuyến khích con. Chị tâm sự: “Để mẹ nói con gái hiểu công việc của mẹ. Mẹ là nhân viên y tế, bây giờ là lúc dịch bệnh bùng phát dữ dội không thể kiểm soát được nữa, mọi người phải đi làm gọi là chống dịch như trên ti vi nói đó con.
Mẹ có gia đình và có con, bạn bè của mẹ đi làm cũng có gia đình và có con, và có người con còn rất nhỏ nhưng họ dù không muốn cũng phải đi con ạ, có người cũng xung phong đi.
Mẹ đi mẹ cũng nhớ gia đình mình, nhớ hai đứa nhưng mẹ cũng cố gắng để không ảnh hưởng đến công việc. Mẹ muốn con gái mẹ phải hiểu, con phải mạnh mẽ lên. Mẹ muốn ngày mẹ về con gái mẹ sẽ khác đi, lớn hơn trong suy nghĩ và chững chạc hơn.

Chăm sóc bệnh nhân trong phòng cấp cứu
Chăm sóc bệnh nhân trong phòng cấp cứu
Chúng ta cần cố gắng nha con, đừng khóc và đừng kêu mẹ về nữa, con phải anh hùng lên, nhé con, con còn để em nhìn thấy và noi gương nữa chứ. Mẹ cũng chuẩn bị tinh thần đi không biết ngày về rồi, con cũng vậy nhé, không có mẹ, con cũng nên trưởng thành hơn, lo cho em và phụ giúp ba nhé con”.
Người mẹ này như cất được gánh nặng trong lòng khi nhận tin nhắn từ con gái: “Mẹ yên tâm, con sẽ chăm sóc cho em. Yêu mẹ nhiều”.
Tiếp xúc với bệnh nhân, BS Dung thấy một số người hoảng loạn, họ nghĩ bị nhiễm bệnh là sẽ chết. Những lúc đó, chị thường trò chuyện, trấn an họ.
Đặc biệt, khi nhìn những đứa trẻ bằng hoặc nhỏ tuổi hơn con mình ngồi chồm hổm ôm bịch đồ, tự nhiên chị rớt nước mắt và càng nghĩ đến trách nhiệm đối với bệnh nhân.
Giành giật sự sống cho bệnh nhân
Trong hoạt động điều trị bệnh nhân Covid-19, sự kiện hồi sức cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân T.N (64 tuổi, Q.8) ngưng tim, ngưng thở được xem là kỳ tích trong thời gian qua tại BV dã chiến số 12.
BS Trần Ngọc Hoàng Dung cho biết bà T.N nhập viện được nửa ngày bỗng đột ngột khó thở, đau ngực trái dữ dội và ngưng tim, ngưng thở. Nhiều y bác sĩ của đội cấp cứu (BS Dung, BS Đảm, BS Tòng), BS Đoàn (đội sàng lọc), BS Quỳnh (đội lâm sàng)... đã tiến hành các biện pháp hồi sức cấp cứu, ấn tim ngoài lồng ngực, dùng thuốc và đặt nội khí quản bóp bóng giúp thở.

BS Trần Ngọc Hoàng Dung gửi tin nhắn động viên con. Ảnh: Chụp lại màn hình
BS Trần Ngọc Hoàng Dung gửi tin nhắn động viên con. Ảnh: Chụp lại màn hình
“Thấy bệnh nhân có tri giác, cắn ống nội khí quản, mắt mở hi hí, mình kêu: “Cô ơi ráng lên, cô phải thở, phải sống. Tụi con đang cứu cô”, BS Dung nhớ lại.
Sau gần hai tiếng đồng hồ được hồi sức tích cực, bà T.N bắt đầu có mạch lại và có dấu hiệu phục hồi. Nhịp tim 110 lần/phút, huyết áp 130/90, chỉ số SpO2 (nồng độ ô xy bão hòa trong máu) 90%... Sau đó, bà T.N đã được chuyển lên tuyến trên.
Khi được hỏi: “Làm ở BV Da liễu mà bây giờ đi điều trị Covid-19, suy nghĩ này có gây áp lực cho bác sĩ không?”, BS Dung thẳng thắn: “Mọi người nghĩ trước giờ mình chuyên về da liễu, không tiếp xúc với những bệnh nhân nặng. Bệnh viện đã giao cho mình phụ trách đội cấp cứu thì mình nghĩ cần làm những gì tốt nhất, không để áp lực đè nặng, phân tâm. Mình cố gắng làm và học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp ở những bệnh viện đa khoa... Cho nên đến khi gặp ca này, mình cảm thấy không bị lúng túng, không thiếu tự tin”.
Là một trong những người hồi sức cấp cứu cho bà T.N, điều dưỡng Lê Bá Trinh Quốc (đội cấp cứu) cho hay: “Khi tiếp nhận ca bệnh, mình có hỏi cô đau như thế nào. Cô nói tui đau thắt vùng ngực trái, đau như ai bóp tim tui vậy đó! Tụi mình chỉ biết làm hết khả năng và cố gắng cứu bệnh nhân”.
Đồng nghiệp của anh Quốc, anh Trương Thanh Phụng (điều dưỡng trưởng đội cấp cứu) nhìn nhận: “Do nhồi tim lâu quá nên khi xong việc, tụi em bị kiệt sức, tay mỏi nhấc lên không nổi. Thực sự trước đó, nhiều lúc tụi em cũng đuối rồi. Nhờ BS Dung rất tích cực, luôn theo sát và tận tình cứu bệnh nhân, nên mọi người không bỏ cuộc”.
Được biết, anh Phụng (cũng có hai con nhỏ) đã tình nguyện tham gia tại BV dã chiến ở Củ Chi trước khi lên đây, với suy nghĩ: “Tình hình dịch bệnh ở TP.HCM quá căng, nhân viên y tế ai cũng kiệt sức. Mình muốn cống hiến hết sức mình cho công việc phòng chống dịch của thành phố”. 
“Truy tìm”... chủ nhà trọ
Trong thời điểm phòng cấp cứu còn rối ren với sức khỏe nguy kịch của bệnh nhân T.N thì các nhân sự phòng kế hoạch tổng hợp cũng chịu căng thẳng không kém. Lúc đó, bệnh nhân T.N có nguy cơ tử vong rất cao nên BV phải tìm chủ nhà trọ để nắm thông tin.
BS Nguyễn Thị Kim Cúc, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV dã chiến số 12, cho biết: “Bệnh nhân T.N không có người thân, không chứng minh thư, không điện thoại liên lạc, không có một cái gì hết, trừ địa chỉ chung chung là ở Q.8. Chúng tôi phải liên hệ chủ tịch và phó chủ tịch quận, rồi chủ tịch và phó chủ tịch phường, lần dò mãi mới ra ông chủ nhà trọ. Cuối cùng, chủ nhà trọ vẫn không tìm ra được thân nhân của bà T.N”.
Vừa tham gia xử lý ca cấp cứu, BS Nguyễn Thị Kim Cúc vừa điều phối kết nối với tuyến trên để nhờ hỗ trợ chuyển viện cho bệnh nhân T.N. BS Cúc chia sẻ: “Phòng này phải nắm nhiều đầu mối, rất cực, nên nhiều lúc chúng tôi chạy như điên. Đến độ có những thời điểm, mấy bạn ước có bác sĩ tâm lý chữa bệnh cho mình”.
(còn tiếp)
Theo Như Lịch (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.