3 tháng đầu năm 2024, cả nước có 27 người chết vì bệnh dại, 100 nghìn người bị chó cắn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), mới chưa đầy 3 tháng đầu năm 2024, cả nước có 27 người chết vì bệnh dại, 100 nghìn người bị chó cắn phải điều trị dự phòng.

Cũng trong 3 tháng qua, cả nước đã phát hiện 56 ổ dịch dại trên chó, mèo tại 25 tỉnh, thành phố; phát hiện 86 con chó, mèo mắc bệnh dại và có 192 con chó, mèo chết và tiêu hủy.

Năm 2023 cả nước ghi nhận 347 ca bệnh dại trên động vật tại 31 tỉnh, thành phố thì từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 45 ca tại 22 tỉnh, thành phố, tăng 6 ca và tăng gấp đôi số tỉnh, thành phố có dịch so với cùng kỳ năm 2023. Mỗi năm, nước ta tiêu tốn đến 800 tỷ đồng chỉ riêng cho vaccine và huyết thanh kháng bệnh dại cho người. Tính từ năm 2013 đến nay, có 887 ca tử vong vì bệnh dại.

3 tháng đầu năm 2024, cả nước có 27 người chết vì bệnh dại, 100 nghìn người bị chó cắn. Ảnh nguồn Chinhphu.vn

3 tháng đầu năm 2024, cả nước có 27 người chết vì bệnh dại, 100 nghìn người bị chó cắn. Ảnh nguồn Chinhphu.vn

Theo thống kê, Việt Nam có hơn 4,9 triệu hộ nuôi chó mèo. Với tổng đàn chó mèo lên tới 7,6 triệu con. Nhiều nhất tại Hà Nội (trên 425.000 con), Nghệ An (trên 355.000 con), Thanh Hóa (trên 322.000 con).

Cũng theo báo cáo của Cục Thú y, mặc dù vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó mèo luôn được cung ứng đầy đủ, nhưng tỷ lệ tiêm phòng vaccine còn rất thấp. Cụ thể, trong năm 2023, tỷ lệ tiêm phòng trung bình trên cả nước đạt 58% tổng đàn chó mèo. Trong đó, 22 địa phương (34,92%) đạt từ trên 70% tổng đàn; 21 địa phương (33,33%) đạt dưới 50% tổng đàn; trong đó có 7 tỉnh Bình Định, Cà Mau, Cao Bằng, Gia Lai, Hà Giang, Hậu Giang, Quảng Nam có tỷ lệ tiêm phòng dưới 20%.

"Không còn người chết vì bệnh dại từ năm 2030" là mục tiêu toàn cầu mà các tổ chức quốc tế, các đơn vị nghiên cứu, khối tư nhân và đại diện của hơn 70 quốc gia bao gồm cả Việt Nam đã thống nhất. Để làm được điều đó rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng thú y và y tế; cần khống chế, khoanh vùng các ca bệnh dại trên động vật, hạn chế đến mức thấp nhất các ca tử vong vì bệnh dại; tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý đàn chó và và tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó, mèo. Bên cạnh đó, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14-3-2024, nhất là kiểm tra, đôn đốc, thậm chí xử lý trách của người đứng đầu chính quyền xã, huyện và cả cấp tỉnh chủ quan, lơ là, thiếu quan tâm chỉ đạo, chậm hoặc thiếu bố trí kinh phí tiêm phòng vaccine; xử lý chủ nuôi chó nhưng không nhốt, không tiêm vắc xin cho đàn chó.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.