3 ca tử vong do Covid-19 tại Bắc Kạn là do... nhập nhầm số liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 28-10, Bộ Y tế đã đính chính thông tin về số ca tử vong do COVID-19 tại Bắc Kạn ngày 26.10 được công bố vào bản tin COVID-19 tối qua (27.10).
 
Xét nghiệm COVID-19. Ảnh: LDO
Xét nghiệm COVID-19. Ảnh: LDO
Theo Bộ Y tế, do sơ suất nên Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn đã nhập nhầm số ca khỏi bệnh COVID-19 là 3 ca vào cột số ca tử vong ngày 26.10.2022 trên hệ thống báo cáo trực tuyến của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (cdc.kcb.vn).
Vì vậy, ngày 26.10.2022 tại Bắc Kạn và trên cả nước không có ca tử vong do COVID-19.
Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 26.10.2022 là 403 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi đến ngày 27.10.2022 là 10.602.262 ca. 
Ngày 26.10 cả nước không ghi nhận ca tử vong do COVID-19.
Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 0 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.162 ca.
Cũng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, tại huyện Chợ Đồn xuất hiện nhiều trẻ sốt, phải nhập viện điều trị gia tăng trong những ngày gần đây.
Theo BSCK II Nguyễn Tiến Tôn- GĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn cho biết, theo kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, nguyên nhân khiến trẻ sốt, nhập viện là do mắc cúm B (5/7 mẫu).
Ông Tôn khẳng định, một số thông tin trên mạng cho rằng bệnh lạ, virus lạ, sốt chưa rõ nguyên nhân là chưa chính xác.
"Người dân cần phải hết sức cảnh giác trước thông tin này, đồng thời nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh cho bản thân và cộng đồng", ông Tôn nói.
Theo ông Tôn, ngay sau khi xuất hiện nhiều trẻ sốt, nhập viện, lãnh đạo Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã có mặt tại huyện Chợ Đồn để chỉ đạo, lên phương án xử lý.
Do đặc thù cúm B dễ lây nhiễm, các cháu học sinh học tập, sinh hoạt tại trường nên nguy cơ lây lan nhanh. Việc phòng dịch ngay trong trường học và khu dân cư là rất quan trọng.
Theo Thùy Linh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.