240 triệu PC có thể bị vứt bỏ khi hỗ trợ Windows 10 kết thúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Canalys ước tính 240 triệu PC có thể bị đưa ra bãi rác sau tháng 10.2025 khi Microsoft kết thúc hỗ trợ miễn phí cho Windows 10.

Theo Neowin, mặc dù Microsoft sẽ cung cấp hỗ trợ trả phí cho người dùng Windows 10 đến tháng 10.2028, tuy nhiên nhiều khả năng việc nâng cấp hệ thống sẽ là lựa chọn thông minh hơn. Bởi lẽ, để nhận được chương trình hỗ trợ mở rộng, khách hàng sẽ phải trả một khoản phí (chưa xác định), vốn là một trong những khó khăn cho các tổ chức có nguồn ngân sách hạn chế.

Microsoft sẽ ngừng hỗ trợ Windows 10 vào tháng 10.2025

Microsoft sẽ ngừng hỗ trợ Windows 10 vào tháng 10.2025

Ví dụ: Định giá cho các gói hỗ trợ mở rộng của Windows 7 bắt đầu ở mức 25 USD cho mỗi PC trong năm đầu tiên, nhưng con số này đã tăng lên gấp 4 lần (100 USD) cho mỗi thiết bị trong những năm tiếp theo.

Quay trở lại thời điểm Microsoft phát hành Windows 11, công ty đã yêu cầu chỉ các máy tính hỗ trợ TPM 2.0 để tăng cường bảo mật mới có thể chạy hệ điều hành này. Những hệ thống không có TPM 2.0 sẽ không thể nâng cấp lên Windows 11. Với yêu cầu cần phải có phần cứng mới, Canalys ước tính có tới 240 triệu PC đang chạy Windows 10 sẽ bị vứt bỏ ngay cả khi chúng hoạt động hoàn toàn tốt.

Tất nhiên, nếu PC không hỗ trợ TPM 2.0, người dùng có thể thực hiện một số biện pháp để giúp giảm thiểu vấn đề phải loại bỏ. Tùy chọn đầu tiên là chuyển sang Linux Mint, Ubuntu hoặc một số bản phân phối Linux khác. Linux hoạt động rất tốt trên hầu hết các PC và không quá khó để ghi ảnh ISO vào USB để cài đặt nó trên PC của người dùng, với quá trình thực hiện kéo dài khoảng 30 phút. Với phần lớn công việc tính toán của chúng ta được thực hiện trực tuyến, việc thiếu phần mềm Windows cho Linux hiện không phải là vấn đề quá lớn.

Có thể bạn quan tâm

Báo động lộ lọt thông tin từ camera an ninh

Báo động lộ lọt thông tin từ camera an ninh

Hệ thống giám sát của Bộ TT-TT đã phát hiện hơn 800.000 camera giám sát của VN đang bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên mạng internet, trong số đó có 360.000 camera (chiếm 45%) có nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng dễ bị khai thác tấn công, chiếm quyền điều khiển.