2 mũi đầu tiêm vaccine Vero Cell, mũi thứ 3 có thể tiêm vaccine gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới đây, Bộ Y tế đã hướng dẫn việc triển khai tiêm bổ sung, tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và các tỉnh, thành phố hiện đã và đang triển khai thực hiện. Nhiều người dân thắc mắc 2 mũi đầu đã tiêm vaccine Vero Cell thì mũi thứ 3 có thể tiêm những loại vaccine nào?
 
Cán bộ y tế tiêm vaccine Vero Cell cho người dân ở Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn
Cán bộ y tế tiêm vaccine Vero Cell cho người dân ở Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn
Về vấn đề này, mới đây, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn gửi các địa phương về việc sử dụng vaccine COVID-19 AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm vaccine Vero Cell.
Trong văn bản khẩn gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố; Trung tâm kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thực hiện Chỉ đạo của Bộ Y tế tại văn bản số 10722/BYT-DP ngày 17.12.2021, về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại, trong đó đã hướng dẫn tiêm liều nhắc lại cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung bằng vaccine Vero Cell (Sinopharm) thì có thể sử dụng vaccine cùng loại hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine véc tơ virus (vaccine AstraZeneca). 
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nên sử dụng cùng loại vaccine trong liệu trình tiêm chủng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo cập nhật ngày 16.12.2021, có thể sử dụng vaccine bất hoạt kết hợp với vaccine khác. 
Theo đó, vaccine Vero Cell (Sinopharm) có thể sử dụng kết hợp với vaccine véc tơ virus (vaccine AstraZeneca) hoặc vaccine mRNA (Pfizer/Moderna). 
Để sử dụng hiệu quả vaccine phòng COVID-19, đảm bảo sớm bao phủ mũi tiêm bổ sung cho những người đã tiêm vaccine Vero Cell (Sinopharm), căn cứ vào tính sẵn có của vaccine phòng COVID-19 tại địa phương, nhằm chủ động phòng chống dịch COVID-19 trước nguy cơ xuất hiện các biến chủng của virus SARS-CoV-2 như Omicron, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương có thể sử dụng vaccine AstraZeneca, vaccnine Vero Cell (Sinopharm) hoặc vaccine mRNA để tiêm liều bổ sung  đối với các đối tượng đã tiêm liều cơ bản bằng vaccine Vero Cell (Sinopharm).
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn tiêm chủng và báo cáo kết quả tiêm chủng theo qui định.
Như vậy, theo hướng dẫn mới nhất của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, nếu bạn đã tiêm 2 mũi đầu là vaccine COVID-19 Vero Cell thì mũi thứ 3 có thể tiêm vaccine cùng loại, vaccine Astra Zeneca hoặc vaccine mRNA (Pfizer, Moderna...).
THÙY LINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).