18 điểm đáng chú ý về dữ liệu khi Việt Nam Chuyển đổi Số

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ông Nguyễn Trọng Khánh - Trưởng Phòng Hạ tầng và Dữ liệu số (Cục Chuyển đổi Số Quốc gia) nhấn mạnh dữ liệu số luôn là một thành phần quan trọng và cốt yếu được chú trọng xây dựng và phát triển.
Ông Nguyễn Trọng Khánh - Trưởng phòng Phòng Hạ tầng và Dữ liệu số (Cục Chuyển đổi Số Quốc gia). Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+

Ông Nguyễn Trọng Khánh - Trưởng phòng Phòng Hạ tầng và Dữ liệu số (Cục Chuyển đổi Số Quốc gia). Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+

Tại buổi Tọa đàm: "Khai mở tiềm năng dữ liệu số - Từ tầm nhìn đến thực thi" diễn ra tại Hà Nội sáng 7/10, ông Nguyễn Trọng Khánh - Trưởng phòng Phòng Hạ tầng và Dữ liệu số (Cục Chuyển đổi Số Quốc gia) đã nêu những điểm đáng chú ý cơ bản đối với dữ liệu khi chuyển từ ứng dụng công nghệ thông tin/tin học hóa sang Chuyển đổi Số.

Theo ông Khánh, Việt Nam triển khai phát triển Chính phủ điện tử được đánh dấu bởi Đề án 112 từ năm 2000. Đúng sau 20 năm, đến năm 2020 chúng ta bắt đầu chuyển sang giai đoạn Chuyển đổi Số đánh dấu với Chương trình Chuyển đổi Số Quốc gia, xây dựng Chính phủ số, Kinh tế Số, Xã hội Số.

Trải qua 23 năm phát triển với nhiều thay đổi, dữ liệu số luôn là một thành phần quan trọng và cốt yếu được chú trọng xây dựng và phát triển. Trong Chuyển đổi Số, Dữ liệu Số ngày càng được nhìn nhận về vai trò rõ nét hơn, quan trọng.

Điều này thể hiện ở việc chúng ta đã chọn chuyên đề Chuyển đổi Số của năm 2023 là năm Dữ liệu Số Quốc gia - ngay sau năm đồng loạt thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành, mọi cấp, trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện về Chuyển đổi Số.

Ông Khánh cũng cho biết, quan điểm và việc thực hiện triển khai xây dựng dữ liệu, cơ sở dữ liệu cũng có những biến đổi nhất định. Chúng ta có thể chia thành 4 giai đoạn gắn liền với mức độ trưởng thành phát triển dữ liệu làm nền tảng của các thời kỳ.

- Giai đoạn cơ sở dữ liệu xây dựng một lần.

- Giai đoạn cơ sở dữ liệu trong các hệ thống thông tin.

- Giai đoạn cơ sở dữ liệu làm nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

- Giai đoạn dữ liệu làm nền tảng Chuyển đổi Số quản trị công và phát triển Kinh tế Số, Xã hội Số.

"Hiện nay, chúng ta đã chuyển từ giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin hay tin học hóa sang giai đoạn Chuyển đổi Số. Cùng với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, nhiều công nghệ số mới ra đời, những nhìn nhận, cách tiếp cận về dữ liệu trong Chuyển đổi Số cũng có sự thay đổi nhất định," ông Khánh cho biết.

Ông Nguyễn Trọng Khánh nêu ra 18 điểm đáng chú ý cơ bản đối với dữ liệu khi chuyển từ Ứng dụng công nghệ thông tin/tin học hóa sang Chuyển đổi Số. Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+

Ông Nguyễn Trọng Khánh nêu ra 18 điểm đáng chú ý cơ bản đối với dữ liệu khi chuyển từ Ứng dụng công nghệ thông tin/tin học hóa sang Chuyển đổi Số. Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+

Ông Khánh đã nêu ra 18 điểm đáng chú ý cơ bản đối với dữ liệu khi chuyển từ Ứng dụng công nghệ thông tin/tin học hóa sang Chuyển đổi Số:

- Chuyển từ dữ liệu là phương tiện sang dữ liệu là nguyên liệu, là sản phẩm, là hàng hóa.

- Chuyển từ vai trò dữ liệu là để lưu trữ, tìm kiếm sang dữ liệu làm cho thay đổi cách nghĩ cách làm việc, cách tạo ra giá trị.

- Chuyển từ trọng tâm xây dựng dữ liệu sang trọng tâm khai thác dữ liệu.

- Chuyển từ dữ liệu là kết quả số hóa của hoạt động quản lý sang dữ liệu định hướng hoạt động quản lý và ra quyết định.

- Chuyển từ dữ liệu phục vụ kinh tế sang kinh tế dữ liệu.

- Chuyển từ sử dụng dữ liệu cho một mục đích cụ thể sang sử dụng dữ liệu đa mục đích.

- Chuyển từ các cơ sở dữ liệu riêng lẻ sang đám mây dữ liệu.

- Chuyển từ xây dựng dữ liệu phục vụ một nhóm người, một hệ thống sang Xây dữ liệu làm nền tảng, dùng chung.

- Chuyển từ dữ liệu phát sinh từ hoạt động của cơ quan nhà nước sang dữ liệu phát sinh trên toàn xã hội.

- Chuyển từ số hóa sang dữ liệu hóa.

- Chuyển từ hoàn thiện dữ liệu mới đưa vào sử dụng sang vừa thu thập, vừa khai thác, vừa sử dụng.

-Chuyển đổi Số mở rộng hoạt động từ tự thu thập dữ liệu, bổ sung thêm thuê dữ liệu, mua dữ liệu.

- Chuyển từ đóng kín sang mở dữ liệu, dữ liệu mở.

- Chuyển từ tập trung vào dữ liệu nghiệp vụ sang dữ liệu nghiệp vụ + dữ liệu hành vi, dữ liệu lớn, dữ liệu học máy.

- Chuyển từ chia sẻ theo cơ chế xin-cho sang cung cấp dữ liệu theo dịch vụ.

- Chuyển trọng tâm từ cán bộ quản trị dữ liệu sang cán bộ phân tích dữ liệu.

- Chuyển từ thiết kế cơ sở dữ liệu thế nào để đáp ứng nhu cầu sang thiết kế cách thức xử lý, khai thác dữ liệu hướng mục đích.

- Dữ liệu số cần được hiểu là dữ liệu + công nghệ số kết hợp khoa học dữ liệu để giá trị.

Cũng tại tọa đàm, các chuyên gia đã chia sẻ những chính sách về khai thác dữ liệu cho đến kinh nghiệm thực tiễn xây dựng hệ sinh thái dữ liệu, đảm bảo an ninh dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp.

"Tọa đàm nhằm mang đến góc nhìn đa dạng, toàn cảnh từ chính sách liên quan đến tiếp cận về dữ liệu trong Chuyển đổi Số, kiến tạo và thực thi chiến lược dữ liệu trong tổ chức doanh nghiệp. Đây cũng là sự kiện thiết thực của VDCA để hưởng ứng Ngày Chuyển đổi Số Quốc gia 10/10," ông Vũ Kiêm Văn - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội truyền thông Số Việt Nam cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.