128.000 trẻ tử vong do dịch sởi, WHO "báo động đỏ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính hiện toàn cầu có gần 40 triệu trẻ em đang đứng trước nguy cơ bị nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng do dịch sởi.

22 quốc gia đã bắt đầu có những đợt bùng phát dịch sởi lớn và gián đoạn từ năm 2021 với 9 triệu ca mắc, 128.000 ca tử vong; tình hình có dấu hiệu nghiêm trọng hơn trong năm nay, có thể lan toàn cầu do "lỗ hổng" vắc xin.

Theo WHO, nguyên nhân gây ra sự tái bùng phát của dịch sởi-một trong những dịch bệnh nghiêm trọng nhất đối với trẻ em-là sự gián đoạn các chiến dịch vắc xin do đại dịch Covid-19.

Tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi đã giảm dần kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19. Năm 2021, lỗ hổng vắc-xin đạt mức cao kỷ lục với gần 40 triệu trẻ em bỏ lỡ liều vắc-xin sởi, trong đó 25 triệu trẻ bỏ lỡ liều đầu tiên và 14,7 triệu trẻ em bỏ lỡ liều thứ hai, theo thống kê chung của WHO và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ CDC.

Tỉ lệ bao phủ vắc xin giảm, hoạt động giám sát bệnh sởi suy yếu, các hoạt động tiêm chủng tiếp tục bị gián đoạn và chậm trễ do Covid-19, cũng như các đợt bùng phát lớn kéo dài đã xuất hiện vào các tháng đầu năm 2022 vừa qua đồng nghiã với việc dịch sởi trở thành mối đe dọa sắp xảy ra ở mọi khu vực trên thế giới.

Tổ chức Y tế thế giới cho biết tình hiện hiện nay là "rất nghiêm trọng". Bệnh sởi là một trong những virus lây lan hàng đầu ở người, trong đó trẻ em chịu thiệt hại lớn nhất.

Thế giới đang trong lằn ranh nguy hiểm cũng đang ở trong tình trạng đó, với chỉ 81% trẻ em được tiêm liều vắc-xin sởi đầu tiên và chỉ 71% trẻ em được tiêm liều vắc-xin sởi thứ hai. Đây là tỷ lệ bao phủ toàn cầu thấp nhất kể từ năm 2008.

"CDC và WHO kêu gọi hành động phối hợp và hợp tác từ tất cả các đối tác ở cấp toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương để ưu tiên nỗ lực tìm kiếm và tiêm chủng cho tất cả trẻ em không được bảo vệ, bao gồm cả những trẻ bị bỏ sót trong 2 năm qua"-WHO thông cáo.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.