10% dân số thế giới đang đi ngủ với cái bụng đói

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa công bố có đến 783 triệu người, tương đương 10% dân số thế giới đi ngủ với bụng đói mỗi đêm, trong khi nhu cầu cứu trợ lương thực không ngừng gia tăng.
LHQ kêu gọi hỗ trợ Libya bị lũ lụt tàn phá nặng nề. Ảnh: Reuters

LHQ kêu gọi hỗ trợ Libya bị lũ lụt tàn phá nặng nề. Ảnh: Reuters

Bà Cindy McCain, Giám đốc điều hành WFP cho biết do thiếu tiền, cơ quan này buộc phải cắt giảm khẩu phần ăn dành cho hàng triệu người và con số này có thể không dừng lại ở đó.

Tình trạng thiếu kinh phí tới hơn 60% của WFP trong năm 2023 là cao nhất trong lịch sử 60 năm của cơ quan này. Do nguồn tài trợ sụt giảm, cơ quan này phải tiếp tục giảm quy mô hoạt động, đe đọa thêm 24 triệu người rơi vào đói khẩn cấp trong 12 tháng tới, tăng 50% so với hiện tại.

Vì thiếu tiền nên WFP buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động tại các quốc gia đang là điểm nóng như: Afghanistan, Bangladesh, CHDC Congo, Haiti, Syria, Somalia, Nam Sudan... Chẳng hạn như tại Afghanistan, khoảng 10 triệu người không còn được nhận sự hỗ trợ của WFP từ đầu năm đến nay.

WFP ước tính cứ 1% cắt giảm cứu trợ lương thực thì có nguy cơ đẩy hơn 400.000 người vào tình trạng đói khẩn cấp. Nếu WFP không nhận được sự hỗ trợ cần thiết, thế giới sẽ càng rơi vào nạn đói và bất ổn.

Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) mới đây cũng cho biết, hơn 3 tỷ người không đủ khả năng để có một chế độ ăn uống lành mạnh. Dân số thế giới dự kiến đạt 10 tỷ người vào năm 2050 và nếu cộng đồng quốc tế không kịp thời hành động, hàng loạt những thách thức lớn, trong đó có khủng hoảng lương thực, có thể vượt tầm kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.