Xứ sở những cô gái đi xe máy mặc áo khoác hoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là tên một cuốn du ký, ghi chép sự việc và cảm nhận về Việt Nam trong vòng ba tuần của một nữ nhà văn Đức.

Nhưng khác hoàn toàn với các cuốn sách tương tự ngập tràn các thán từ "tuyệt quá", "thiên đường", "nồng hậu", "mơ mộng", Juli Zeh ném vào người đọc một hiện thực khác hẳn, tinh tế nhưng trần trụi, nồng nhiệt nhưng không đãi bôi.

Đây không phải là cuốn sách có thể đọc để ve vuốt niềm tự hào chúng ta đang thuộc về một đất nước độc đáo, duy nhất, riêng biệt. 

Đây càng không phải là cuốn sách để ta được thỏa mãn trong cái nhìn cảm phục của một người phương Tây về đất nước và con người Việt Nam. 

Cuốn sách này làm được một điều khác biệt, cho người đọc Việt đứng ra ngoài tư thế của người Việt để nhìn vào mọi diễn trình sống thân quen bên cạnh mình.

Thay vì chọn một góc cố gắng đồng hóa cái nhìn của người viết và dân bản địa mong có sự đồng cảm, tác giả cố gắng tô đậm những góc nhìn từ một người ở trong một xã hội khác, tiếp nhận một nền văn hóa, giáo dục khác nhìn về một nền văn hóa, một xứ sở khác biệt. 

Cách nhìn này, nếu người đọc không quá giàu tự ái, sẽ có thể tự rút ra các bài học văn hóa cho riêng mình trong thời đại toàn cầu hóa.

Juli Zeh nhiều lần khẳng định trong sách, đây là những trang du hành, không phải du lịch. 

Du hành bao gồm việc thâm nhập vào đời sống và suy tư trên nền hiện thực ấy thay vì sự thụ hưởng như cách nghĩ về du lịch hiện nay, dù rằng "việc suy tư, dù suy tư theo hướng nào, rốt cuộc cũng dẫn tới một đặc điểm là: tốt nhất bạn chỉ nên ngồi nhà một mình, trên chiếc ghế của bạn".

Nhưng nếu chỉ ngồi trên chiếc ghế của mình ắt hẳn sẽ không thể có những nỗi ám ảnh về việc bán các con chó nuôi thân thiết, không có nỗi băn khoăn về việc phá đi các kiến trúc đẹp, không phải lo lắng trên chuyến tàu ở Hạ Long chao đảo, không phải nén giận trước các du khách phương Tây khác trong cách họ tỏa ra một thứ văn hóa du lịch kỳ dị, không cần ngạc nhiên trước sự thờ ơ của du lịch Hội An. 

Những chú giải về phụ nữ Việt Nam, các lý thuyết về con dốc Bắc - Nam của ẩm thực và nụ cười... sẽ khiến bạn thấy những nghịch lý, những nghịch lý mà khi bơi trong đó ta cứ tưởng thuận dòng.

Vương Tuấn (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.