Xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt cho đường Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tại huyện A Lưới, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa tổ chức lễ tổng kết, bế mạc Liên hoan Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và truyền thống Bộ đội Trường Sơn, đón nhận bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt “Đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh”.
Tiết mục hát múa Khúc hát đại ngàn của đơn vị Gia Lai đạt giải A tại Liên hoan. Ảnh: P.V
Tiết mục hát múa Khúc hát đại ngàn của đơn vị Gia Lai đạt giải A tại Liên hoan. Ảnh: P.V
Liên hoan tuyên truyền lưu động đã kết thúc hành trình kéo dài 5 ngày đi qua 8 tỉnh có tuyến đường Trường Sơn huyền thoại với sự tham gia của gần 1.000 tuyên truyền viên, diễn viên, nghệ sĩ, nhạc công của 32 đội tuyên truyền lưu động. Kết thúc liên hoan, Ban tổ chức đã trao giải cho các chương trình nghệ thuật và xe cổ động xuất sắc. Tỉnh Gia Lai đạt 3 giải A (xe cổ động, tiết mục biểu diễn: Khúc hát đại ngàn, Tình quân dân) và 2 giải B. 
Đặc biệt, tại đêm bế mạc, Ban tổ chức liên hoan đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt đối với “Đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh”. 
PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.