Xem dấu tích kiến trúc nghìn năm mới phát hiện trong Hoàng thành Thăng Long

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm 2016, khảo cổ học tiếp tục phát hiện nhiều kiến trúc thời thời Lý (thế kỷ 11 - 12), thời Trần (thế kỷ 13 -14), thời Lê (thế kỷ 15 - 16) và thời Nguyễn (thế kỷ 19 - 20) với bố cục, quy mô to lớn và kỹ thuật xây dựng rất công phu, đậm nét cung đình. Đây là một trong những khu vực quan trọng nhất trong tổng thể kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử.
 

Toàn cảnh hố khai quật di tích khảo cổ trong năm 2016 hiện đã mở cửa cho khách vào tham quan tại Hoành Thành Thăng Long.
Toàn cảnh hố khai quật di tích khảo cổ trong năm 2016 hiện đã mở cửa cho khách vào tham quan tại Hoành Thành Thăng Long.
Dấu tích đường đi thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 - 18) xuất lộ phía Nam khu vực khai quật dài 5m, rộng 1,3 mét. Mặt đường lát gạch vồ màu xám, nhô cao ở giữa, vát dần đều sang 2 bên. Góc đường xây gạch cắt vát góc tạo tính mỹ quan cho công trình.
Dấu tích đường đi thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 - 18) xuất lộ phía Nam khu vực khai quật dài 5m, rộng 1,3 mét. Mặt đường lát gạch vồ màu xám, nhô cao ở giữa, vát dần đều sang 2 bên. Góc đường xây gạch cắt vát góc tạo tính mỹ quan cho công trình.
Dấu tích cống nước thời Lê Sơ, thế kỷ 15 - 16.
Dấu tích cống nước thời Lê Sơ, thế kỷ 15 - 16.
Dấu tích móng cột thời Lê Sơ, thế kỷ 15 -16.
Dấu tích móng cột thời Lê Sơ, thế kỷ 15 -16.
Dấu tích sân gạch thời Lý, thế kỷ 11 - 12.
Dấu tích sân gạch thời Lý, thế kỷ 11 - 12.
Một khách tham quan đang nhìn xuống dấu tích sân gạch thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17). Mảng sân rộng 5,6 mét, từ sân Đoan Môn đến đầu hồi kiến trúc hành lang. Đến thế kỷ 18, di tích này đã bị phá hủy để mở rộng kiến trúc hành lang sát với chân cổng Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long.
Một khách tham quan đang nhìn xuống dấu tích sân gạch thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17). Mảng sân rộng 5,6 mét, từ sân Đoan Môn đến đầu hồi kiến trúc hành lang. Đến thế kỷ 18, di tích này đã bị phá hủy để mở rộng kiến trúc hành lang sát với chân cổng Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long.
Nền gạch thời Lê Sơ (thế kỷ 15 - 16). Vị trí này nằm trong dấu tích hành lang phía Tây, thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17). Hành lang bắt đầu từ Đoan Môn kéo dài sang phía Tây rồi bắt góc chạy lên phía Bắc bao quanh sân Đan Trì và điện Kính Thiên, thời Lê (thế kỷ 17 -18).
Nền gạch thời Lê Sơ (thế kỷ 15 - 16). Vị trí này nằm trong dấu tích hành lang phía Tây, thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17). Hành lang bắt đầu từ Đoan Môn kéo dài sang phía Tây rồi bắt góc chạy lên phía Bắc bao quanh sân Đan Trì và điện Kính Thiên, thời Lê (thế kỷ 17 -18).
Hành lang này cấu trúc có 4 hàng cột chiều Đông - Tây, dài 30m gồm 6 gian, chiều Bắc - Nam dài 53m lên phía Bắc. Theo ước tính của khảo cổ học hành lang này có trên 30 gian.
Hành lang này cấu trúc có 4 hàng cột chiều Đông - Tây, dài 30 mét gồm 6 gian, chiều Bắc - Nam dài 53 mét lên phía Bắc. Theo ước tính của khảo cổ học hành lang này có trên 30 gian.
Toàn cảnh dấu tích hành lang phía Tây thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17.
Toàn cảnh dấu tích hành lang phía Tây thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17.
Dấu tích hành lang phía Tây giai đoạn mở rộng thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 18.
Dấu tích hành lang phía Tây giai đoạn mở rộng thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 18.
Khu vực phát hiện khảo cổ dấu tích kiến trúc thời Lý, thế kỷ 11 - 12.
Khu vực phát hiện khảo cổ dấu tích kiến trúc thời Lý, thế kỷ 11 - 12.
Dấu tích nền gạch thời Lý, thế kỷ 11 - 12.
Dấu tích nền gạch thời Lý, thế kỷ 11 - 12.
Tại đây đã tìm thấy 2 dấu tích kiến trúc thời Lý nằm chồng lên nhau. Kiến trúc giai đoạn sớm (1) xuất lộ 12 móng cột hình vuông (1,3m x 1,4m) gia cố bằng vật liệu sét, sỏi.
Tại đây đã tìm thấy 2 dấu tích kiến trúc thời Lý nằm chồng lên nhau. Kiến trúc giai đoạn sớm (1) xuất lộ 12 móng cột hình vuông (1,3m x 1,4m) gia cố bằng vật liệu sét, sỏi.
Nhiều tầng lớp di tích qua các thời kỳ tại khu vực phát lộ kiến trúc thời Trần, thế kỷ 13 - 14.
Nhiều tầng lớp di tích qua các thời kỳ tại khu vực phát lộ kiến trúc thời Trần, thế kỷ 13 - 14.
Khu vực dấu tích dải nền trang trí kiểu
Khu vực dấu tích dải nền trang trí kiểu "hoa chanh" thời Trần, thế kỷ 13 - 14. Dải nền này vẫn còn tiếp tục phát triển về phía Đông và phía Tây. Qua các di tích thời Trần đã khai quật và nghiên cứu, diềm trang trí "hoa chanh" thường là trang trí bao quanh nền kiến trúc, tường bao hay đường đi. Đây là một kiểu kiến thức trang trí đặc trưng và phổ biến của kiến trúc hoàng cung thời Trần.
Dấu tích cống nước lớn thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Cống nước được xây dựng ngang theo chiều Đông - Tây, thoát nước cho toàn bộ sân Đan Trì rộng 12.000m2 và các kiến trúc lớn trong khu vực điện Kính Thiên. Khi khảo cổ học phát hiện, thành cống đã bị phá hủy gần hết, chỉ còn lại phần đáy lách bằng gạch vuông và gạch chữ nhật màu đỏ. Căn cứ vào địa tầng và vật liệu, cống nước được xây dựng vào thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Đến thế kỷ 17, thời Lê Trung hưng có sử dụng lại xây thành cống cao hơn và đặt các phiến đá làm nắp cống.
Dấu tích cống nước lớn thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Cống nước được xây dựng ngang theo chiều Đông - Tây, thoát nước cho toàn bộ sân Đan Trì rộng 12.000m2 và các kiến trúc lớn trong khu vực điện Kính Thiên. Khi khảo cổ học phát hiện, thành cống đã bị phá hủy gần hết, chỉ còn lại phần đáy lách bằng gạch vuông và gạch chữ nhật màu đỏ. Căn cứ vào địa tầng và vật liệu, cống nước được xây dựng vào thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Đến thế kỷ 17, thời Lê Trung hưng có sử dụng lại xây thành cống cao hơn và đặt các phiến đá làm nắp cống.

Theo dantri

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.