Xây nhà ga, đào phải…1.500 hài cốt trong mộ cổ dị hình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công trình xây dựng ga xe lửa ở Osaka (Nhật Bản) đã gây choáng váng khi để lộ ra một "thế giới người chết" khổng lồ với những ngôi mộ cổ kỳ lạ hàng trăm năm tuổi.
Phần hé lộ ra ban đầu là 350 ngôi mộ rất nhỏ hình tròn, nơi thi hài người chết nằm cuộn mình. Khi khai quật tiếp đến phần phía Bắc, một dạng mộ khác có bề rộng lớn hơn, nhưng rất nông tiếp tục hé lộ: trong các ngôi mộ ngày, người chết được chôn trong tư thế bó gối.

Toàn bộ cảnh quan khu chôn cất. Bên dưới còn một lớp mộ khác với hàng trăm thi thể - ảnh: OSAKA CITY
Toàn bộ cảnh quan khu chôn cất. Bên dưới còn một lớp mộ khác với hàng trăm thi thể - ảnh: OSAKA CITY
Các nhà khảo cổ tiếp tục khai quật bên dưới các ngôi mộ và phát hiện ra một lớp mộ khác, là các lỗ thẳng đứng, rộng, mỗi lỗ chứa thi hài của nhiều người. Họ tin rằng đây là thi thể của những người đã chết cùng nhau trong một dịch bệnh.

350 ngôi mộ cổ gây chú ý nhất - những hình tròn rất nhỏ, kỳ lạ - ảnh: OSAKA CITY
350 ngôi mộ cổ gây chú ý nhất - những hình tròn rất nhỏ, kỳ lạ - ảnh: OSAKA CITY
Theo Hội đồng Di sản Văn hóa và Giáo dục thành phố Osaka, khu nghĩa trang trên được xây dựng từ những năm cuối của thời kỳ Edo ở Nhật Bản (1603-1868) và tiếp tục là nơi chôn cất cho đến đầu thời Minh Trị (1868-1912). Đặc biệt hơn, khu nghĩa địa bị thất lạc này chính là "Lăng mộ Umeda" được ghi chép trong lịch sử, một trong 7 khu mộ cổ lịch sử được người xưa "quy hoạch" trong thành phố Osaka cổ kính này.

Ảnh: OSAKA CITY
Ảnh: OSAKA CITY
Tổng số hài cốt được tìm thấy lên tới 1.500, chôn cùng họ còn có hài cốt của một số chú lợn, đồng xu, chuỗi hạt, lược, cốc rượu sa kê và búp bê đất sét…, những đồ tùy táng khá giản đơn và đặc trưng cho cuộc sống của người Nhật Bản. Những dạng mộ kỳ lạ và cách người xưa tiết kiệm tối đa diện tích chôn cất – một suy nghĩ khá hiện đại – giúp các nhà khảo cổ hiểu thêm rất nhiều điều về giai đoạn lịch sử này.
Dự kiến sau khi hoàn thành nghiên cứu, các hài cốt sẽ được cải táng để công trình xây dựng ga xe lửa được tiếp tục.
Thu Anh (Theo Daily Mail/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.