Xây cầu vượt, lạc vào thế giới nghi lễ… tắm thần bí 2.000 năm trước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một công trình kiến trúc tráng lệ đại diện cho nghi lễ cổ xưa đã lộ ra khi các công nhân Israel đào sâu xuống đất để đặt nền móng cho cột cầu vượt.

Đơn vị tiếp quản hiện trường – Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) – cho biết đó là một phòng tắm nghi lễ có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi, gọi là "mikveh".

 

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy toàn cảnh công trình nhà tắm nghi lễ đồ sộ và tráng lệ 2.000 năm tuổi - ảnh: IAA
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy toàn cảnh công trình nhà tắm nghi lễ đồ sộ và tráng lệ 2.000 năm tuổi - ảnh: IAA


Tiến sĩ Abd Elghani Ibrahim và tiến sĩ Walid Atrash từ IAA cho biết phòng tắm nằm trong khuôn viên một trang trại cổ đại được sử dụng vào cùng niên đại. Điều này cho thấy chủ nhân của trang trại là người Do Thái. Nghi lễ tắm là một phần trong đời sống tôn giáo của họ, như một hình thức thanh tẩy, giúp duy trì sự trong sạch theo "điều răn của Torah".

Do ý nghĩa sâu xa đó, các buồng tắm kiểu này luôn được xây dựng hết sức vĩ đại, trang trí công phu và được coi như một phần không thể thiếu ở những người dân có lối sống nề nếp và coi trọng truyền thống.

Phòng tắm mikveh mới được phát hiện có phần chính là một bồn tắm lớn như bể bơi, với tổng khối lượng công trình khoảng 57 tấn.

Việc phát hiện ra trang trại cổ đại nơi công trình này tọa lạc cũng giúp các nhà khảo cổ có thêm nhiều hiểu biết về lịch sử định cư xa xưa của Israel. Các bằng chứng cho thấy trang trại đã bị một trận động đất phá hủy khoảng 1.700 năm trước.

IAA dự định sẽ tách các phần của buồng tắm được chạm khắc như những tác phẩm nghệ thuật ra khỏi khối đá lớn làm nền móng cho toàn bộ công trình và lắp ghép lại ở một địa điểm khác để bảo tồn. Phần đất nơi nhà tắm hiện tọa lạc sẽ được san lấp để cây cầu vượt được tiếp tục xây dựng. Đó là một phần của dự án nút giao thông đường cao tốc đang được khẩn trương hoàn thành.

Theo Anh Thư (NLĐO/Sci-News)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.