Xanh thêm những khu vườn trong phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những công sở xanh mát cùng cây lá; những ngôi nhà cùng vườn hoa, rau, cây ăn trái đang ngày càng nhiều ngay nơi được ví "tấc đất tấc vàng" ở trung tâm TP.HCM.
Vườn rau do các chị em Hội Liên hiệp phụ nữ quận 1, TP.HCM trồng trên các vật dụng tái chế tại cơ quan - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Vườn rau do các chị em Hội Liên hiệp phụ nữ quận 1, TP.HCM trồng trên các vật dụng tái chế tại cơ quan - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Tôi cho là chỉ cần mình có lòng thì một góc nhỏ cũng có thể tận dụng đặt một vài chậu cây. Người nào cũng làm như vậy thì chẳng bao lâu thành phố này sẽ thêm nhiều mảng xanh.
Bà Đỗ Thị Thúy Nga (P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM)
Những ngày hạn chế ra đường như hiện tại, nhiều người còn tranh thủ tạo thêm những mảng xanh cho cuộc sống thêm sắc màu và nhiều ý nghĩa hơn.
"Góc sống ảo" nơi công sở
Thời gian gần đây, mỗi khi có dịp đến trụ sở Hội Liên hiệp phụ nữ Q.1, TP.HCM (đường Phùng Khắc Khoan) liên hệ công tác hay dự họp, nhiều chị em thường tranh thủ dừng chân ở khu vườn ngay trong sân để ngắm hoa, hái rau, chụp hình làm kỷ niệm. "Nguồn cơn" cũng tại nơi này có khu vườn quá dễ thương, khoảng sân nhỏ mà có đến hơn 30 loại hoa, rau được khéo trồng trong những bình, chậu, chai, lọ tái chế.
Vườn rau đang có bầu hồ lô, lá lốt, bồ ngót Nhật, chùm ngây, dền Thái, ớt, hẹ, mồng tơi, mướp hương, khổ qua, súp lơ, bắp cải, rau diếp cá, hành lá... Còn vườn hoa kiểng thì có mai, lan, vạn niên thanh, vạn thọ, phát tài, tay phật, dừa cạn, mười giờ, lưỡi mèo, lưỡi hổ, hoa giấy, dừa kiểng, ngọc lan, cẩm tú cầu... Chưa kể khu vườn còn có cây ăn trái như mít, nhãn, ổi, khế, sa kê.
Hằng ngày, tranh thủ giờ nghỉ giải lao, cán bộ nhân viên cơ quan thay nhau chăm bón, tưới nước. "Những khi bầu hồ lô ra hoa, chị em còn thích thú được tự tay thụ phấn cho cây. Còn khổ qua, mướp hương thì sai trái lắm, mỗi lần thu hoạch, mọi người chia nhau ăn mới hết. Ngày tết, hoa mai tự trồng nở rực rỡ không thua kém những gốc mai được chăm sóc chuyên nghiệp" - chị Thu Hương, một cán bộ tại đây, nói.
"Tiền thân" của khu vườn này vốn ở sân thượng của tòa nhà trụ sở hội với vài dây bầu, bí. Về sau, vườn được "di dời" xuống sân, quy hoạch thành khoảnh gọn gàng, có bảng tên từng loại cây tiện cho mọi người cùng góp công chăm sóc và thưởng lãm.
Chị Hoàng Thị Thu Liên -Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Q.1, chia sẻ ban đầu ý tưởng lập vườn là nhằm hưởng ứng phong trào "3 sạch" của Trung ương Hội phụ nữ. Đến khi thành phố vận động không xả rác vì thành phố sạch đẹp, mọi người càng thấy cần phải chăm chút hơn cho khu vườn, vừa tạo cảnh quan, vừa góp phần truyền đi thông điệp sống xanh đến từng gia đình. Cuối năm 2019, vườn rau nơi đây đã được UBND TP.HCM công nhận là "công trình, giải pháp sáng kiến xanh" tiêu biểu toàn thành phố.
Anh Nguyễn Việt Bằng cùng vườn rau nhà trồng ở quận 8, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Anh Nguyễn Việt Bằng cùng vườn rau nhà trồng ở quận 8, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Hái trái trên sân thượng
Nhìn những trái lựu căng mọng, những chùm chanh trái to gần bằng trái cam, những rổ ổi giòn rụm hay sapôchê ngọt lịm ở nhà bà Đỗ Thị Thúy Nga (đường Trần Nhật Duật, phường Đa Kao, Q.1), không ai nghĩ chúng được trồng trong chậu, trên sân thượng. Bà Nga, 77 tuổi, là người trực tiếp chăm sóc khu vườn trên cao này.
Bà làm tất cả các khâu từ tưới nước, tỉa lá, cắt cành, vô đất, bón phân, học cách trồng và chăm các giống cây mới. Mới đây, bà làm giàn trồng nho và còn có ý định trồng thêm thanh long. "Nhiều người hỏi tôi về bí quyết vì sao trồng cây trong chậu mà cây nào cũng sai trái? Tôi chẳng có bí quyết gì, chỉ nghĩ rằng nuôi cây cũng như... nuôi con, hết lòng với nó thì nó mới lớn, mới khỏe được" - bà chia sẻ.
Hẻm vào nhà bà Nguyễn Thị Thu Hà (trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) có đoạn nhỏ đến nỗi hai chiếc xe máy tránh nhau còn khó. Trước nhà cũng chật, không có chỗ dựng xe. Nhưng gia đình bà dành trọn khoảng sân thượng để làm một khu vườn trồng đủ thứ từ hoa, rau, cây thuốc, cây kiểng. Khu vườn nhỏ nhưng có đến mấy chục loại cây. Ngoài những loại rau thông dụng, bà Hà còn trồng được cây cà ri, linh chi thảo, tỏi, nhiều loại khác nhau của cây họ bạc hà, sung, bắp cải, súp lơ...
Nhìn những lá cải xanh, to như chiếc quạt nan, dễ lầm tưởng bà dùng thuốc kích thích bón rau. Thực tế, toàn bộ cây, rau trong vườn đều được bón bằng phân hữu cơ do bà tự ủ bằng chính các loại rác hữu cơ trong bếp trộn với men vi sinh cũng tự làm. Nhờ vậy, rau trồng được có mùi vị rất đậm đà, ngon ngọt, không độc hại. "Từ ngày có vườn trong nhà, tôi ít phải đi chợ mà nhà lại hầu như không có rác vì rác đã thành phân bón cây" - bà Hà khoe.
Bà Hà còn chia sẻ kinh nghiệm của mình cho nhiều chị em khác. Định kỳ hằng tháng, bà tổ chức một lớp tập huấn nhỏ tại vườn, mỗi lần học có một chủ đề riêng như cách chăm sóc cây, làm men vi sinh, cách ủ rác, cách làm đậu hũ, làm giá đậu, làm xà bông, nước rửa chén hữu cơ...
Thêm ý nghĩa cho những ngày "cách ly xã hội"
"Sáng nay tôi xin "xả trại" 30 phút, tôi vội vàng chạy ra vựa kiểng gần nhà, vơ bèo vạt tép được ít đất về bón cho đám hồng. Thôi thì khó cũng khó rồi, dù có đói ăn cũng không thể đói tinh thần được". Dòng trạng thái tếu táo, vui vui cùng những tấm hình chụp hoa hồng tự trồng với đủ sắc màu rực rỡ của chị Đỗ Thùy Vân (ngụ ở chung cư Carillon, Q.Tân Bình) trên trang Facebook trong những ngày "cách ly toàn xã hội" nhận được rất nhiều yêu thích, bình luận, chia sẻ của bạn bè.
Từ khi công ty chị Vân cho nhân viên làm tại nhà, hai con của chị cũng nghỉ học, suốt ngày quanh quẩn trong căn hộ hơn 80m2 cũng chồn chân. Vậy là chị Vân bày cho các con phụ mẹ trồng, chăm sóc hoa để con đỡ buồn chán. Khoảng bancông nhỏ được "trang điểm" bằng đủ loại chậu, khay trồng cây nho nhỏ. Nhờ mấy mẹ con siêng cắt cành, bón phân, tưới nước nên dù trồng trong không gian hạn chế ở chung cư, hoa hồng vẫn lớn nhanh, cành khỏe, lá xanh, bung nụ, xòe hoa đủ màu rực rỡ. "Những khi mất tinh thần, ngắm hoa, mình lại thấy đầu óc thư thả, tinh thần phấn chấn trở lại" - chị Vân chia sẻ. Sau mùa dịch này, các con lại được học thêm bài học về thiên nhiên, cây cỏ.
Còn với gia đình anh Việt Bằng (khu dân cư Intresco, huyện Bình Chánh), vườn rau xanh tự trồng ở nhà càng phát huy giá trị trong những ngày phải hạn chế ra khỏi nhà để phòng dịch. Vườn rau có đủ loại: cà chua, cà tím, rau muống, rau dền, dưa leo, mướp... cho nhu cầu rau xanh của cả nhà, thi thoảng còn dư đem biếu anh chị em hai bên nội, ngoại.
Vừa nhanh tay cắt rau muống và hái cà tím, chủ nhân vườn rau kể ngày thường đi làm, chỉ có thể tranh thủ chăm sóc rau vào buổi tối nên mắc thêm bóng đèn ngoài vườn nữa. Giờ thời gian ở nhà nhiều, càng có điều kiện sửa sang khu vườn, chăm cây, đi thêm đường nước để tưới và anh khoe mới gieo thêm ít rau cải, rau dền, mồng tơi để đổi món.
Khi nhiều người lo đổ xô đi siêu thị mua rau về trữ tủ lạnh thì chị Kim Thoa (nhà ở chung cư Flora Mizuki, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) yên tâm ở nhà tưới nước cho hai thùng và năm chậu rau mầm. "Từ ngày dịch tới, mình ở nhà miết cũng buồn. Nhưng may nhờ có mấy chậu cây, thùng rau làm niềm vui. Mình trồng mầm rau muống và mầm củ cải, cứ gieo hạt, tưới nước là một tuần thu hoạch. 
Mỗi đợt thu hoạch để tủ lạnh ăn được cả tuần. Hễ ăn hết cũng là lúc thu hoạch đợt mới. Có phải ở nhà lâu hơn cũng không sợ không có rau ăn" - chị Thoa cười nói.
Vườn xanh gắn kết
Một khu vườn nhỏ trên sân thượng hay góc lan can, đơn giản nhưng “ẩn giấu” nhiều hạnh phúc - Ảnh: Đ.N.
Một khu vườn nhỏ trên sân thượng hay góc lan can, đơn giản nhưng “ẩn giấu” nhiều hạnh phúc - Ảnh: Đ.N.
Khoảng sân thượng nhỏ những ngày này trở thành nơi cả nhà thường lên chăm sóc cây cối. Nếu như trước đây chỉ có vài chậu mai kiểng, trầu bà leo, hay vài chậu hoa hồng, thì bây giờ bố đã đặt thêm nhiều loại cây khác tạo không gian vườn rau cho đám nhỏ.
Hồ cá nhỏ cũng được thả thêm cá lia thia, cá bảy màu cho anh Út có việc cho cá ăn bánh mì hằng ngày. Mỗi lần lên thăm vườn, chị Hai sẽ được giao nhiệm vụ đi hái rau càng cua xanh rờn mọc lang khắp các chậu cây để làm được bữa gỏi trộn thơm ngon. Anh Ba thì thích ngắm nghía xem cây tắc đã có thêm trái nào vàng ươm chưa để hái xuống cho mẹ pha trà tắc.
Những cây dễ trồng, cần thiết hằng ngày được mẹ thêm vào thành vườn rau nhỏ như mồng tơi, rau ngót, lá lốt, hành lá... để khi cần sẽ nhờ các con lên sân thượng hái xuống luôn. Việc đi hái ớt, hái tắc hay vài cọng hành xuống cho mẹ nấu ăn là niềm vui háo hức lắm với đám nhỏ, nhất là trong những ngày chỉ quanh quẩn ở nhà. Đám trẻ rất trông chờ được lên sân thượng tưới cây, cho cá ăn và thăm cây của mình hôm nay đã thu hoạch được hay chưa.
Tạo một khu vườn nhỏ trên sân thượng hay góc lan can rất dễ dàng, đơn giản, nhưng phụ huynh sẽ không ngờ mình mang lại niềm hạnh phúc thật nhiều cho đám trẻ đến vậy!
ĐINH NGA (Q.Tân Bình, TP.HCM)
Tăng cây xanh ở dự án phát triển đô thị
Năm 2020, UBND TP.HCM sẽ thực hiện kế hoạch "Xây dựng thành phố xanh - thân thiện môi trường giai đoạn 2020-2025" với các giải pháp phát triển công viên, cây xanh, mảng xanh trên toàn thành phố.
Cụ thể, thành phố sẽ rà soát quy hoạch và hiện trạng cây xanh, mảng xanh, công viên và xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây ven bờ sông, kênh rạch (để tạo thành vành đai cây xanh), các dự án phủ xanh công viên. Bên cạnh đó kiểm tra việc đầu tư xây dựng công viên, mảng xanh trong các khu dân cư, chung cư. UBND thành phố cũng xem xét đề xuất bổ sung tăng thêm chỉ tiêu quy hoạch công viên cây xanh khoảng 20% trong các dự án phát triển đô thị.
MAI HƯƠNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.
Chung tay giúp trẻ em nghèo

Chung tay giúp trẻ em nghèo

(GLO)- Đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì chiếc áo ấm hay những đồ chơi tự chế rất có ý nghĩa. Thấu hiểu điều đó, chương trình “Áo ấm cho em“ đã trao tặng những chiếc áo ấm cùng những phần quà ý nghĩa cho trẻ em ở 2 huyện Ia Pa và Chư Păh (tỉnh Gia Lai).