Xã vùng biên vui Tết Độc lập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đối với người Mường, một năm chỉ có 2 ngày lễ lớn. Đầu tiên là Tết Nguyên đán và sau đó là Tết Độc lập vào dịp Quốc khánh 2.9.

NGÀY TẾT THỨ 2

Cứ vào cuối tháng 8 hằng năm, người Mường tại thôn Hào Lý, xã Sa Loong (H.Ngọc Hồi, Kon Tum) lại tất bật chuẩn bị cho cái tết thứ 2 của dân tộc mình - Tết Độc lập.

Những thiếu nữ mặc váy áo truyền thống biểu diễn dân ca, dân vũ. Ảnh: ĐỨC NHẬT

Những thiếu nữ mặc váy áo truyền thống biểu diễn dân ca, dân vũ. Ảnh: ĐỨC NHẬT

Mấy ngày rồi, dân làng treo cuốc, cất cày nghỉ việc đồng áng. Nhà nào cũng hối hả dọn dẹp nhà cửa, chỉnh trang lại bàn thờ treo ảnh Bác Hồ. Khi việc trong nhà đã ngớt, chẳng ai bảo ai, mọi người lại kéo nhau đến dọn dẹp nhà rông, đường làng, cắm cờ đỏ sao vàng khắp các ngả đường để chào mừng Quốc khánh. Khi công tác dọn dẹp vệ sinh đã xong xuôi, người dân lại bàn nhau chặt tre làm bánh xe nước, xích đu, cây dập sạp để chuẩn bị cho ngày hội lớn đang gần kề.

Vào sáng đầu tiên diễn ra ngày Tết Độc lập, không khí trong làng như tất bật rộn ràng hơn hẳn. Thức giấc từ 5 giờ, ông Quách Công Thân (49 tuổi, thôn Hào Lý) cùng mấy người hàng xóm kéo ra nhà rông mổ heo, gà làm lễ. Ông Thân kể rằng, người Mường đã bắt đầu ăn Tết Độc lập từ ngày 2.9.1945. Gần 80 năm qua, bất cứ người Mường nào cũng không thể quên được cái ngày Quốc khánh. Anh em, con cháu dù đi học hay làm ăn xa cũng tìm về nhà để sum họp, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.

Thôn Hào Lý rực rỡ cờ hoa đón ngày Tết Độc lập.
Thôn Hào Lý rực rỡ cờ hoa đón ngày Tết Độc lập.

Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, những người Mường đầu tiên từ Hòa Bình di cư đến xã biên giới Sa Loong sinh sống. Họ lấy cái tên làng cũ Hào Lý để đặt cho ngôi làng mới như một sự tri ân, ngưỡng vọng về cố hương. Dù đã đi xa cả ngàn cây số, thế nhưng truyền thống ăn Tết Độc lập vẫn luôn được người Mường đang định cư ở Kon Tum lưu giữ.

Là người già nhất thôn Hào Lý, ông Bùi Thanh Xuân (75 tuổi) bảo rằng, Quốc khánh là ngày hội lớn của người Mường. Vào ngày này hằng năm, nhà nhà sẽ làm mâm cúng đủ đầy tưởng nhớ cha ông, Bác Hồ. Khi nhà cửa đã tươm tất, cả làng quây quần bên nhau dưới mái nhà rông ôn lại truyền thống ngày Quốc khánh 2.9. Là ngày hội ngộ nên con cháu đi học hay làm ăn xa ở khắp nơi cũng tụ họp về.

"Vào ngày Tết Độc lập, từ người già đến trẻ nhỏ ai nấy đều phấn khởi, vui mừng đón chào. Thời khắc quây quần bên nhau, mọi người sẽ ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc. Dân làng cùng nhau tâm sự, sẻ chia sau một năm tất bật với nương rẫy và cùng tham gia các trò chơi dân gian. Không chỉ nâng cao đời sống tinh thần cho bà con, đây cũng là dịp để tình đoàn kết giữa các dân tộc keo sơn hơn", ông Xuân nói.

Thiếu nữ chơi đánh đu trong tiếng cười đùa rộn rã.

Thiếu nữ chơi đánh đu trong tiếng cười đùa rộn rã.

GÌN GIỮ BẢN SẮC VĂN HÓA

Bên mái nhà rông là những gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản vật địa phương. Cùng với đó là các món ăn đặc trưng như thịt gà nấu lá ráy, cá om, thịt heo nướng, xôi ngũ sắc được đưa ra để tiếp đãi khách quý.

Ở ngoài sân, những chiếc xích đu được trang trí với sặc sỡ sắc màu. Các cô gái trong bộ váy áo truyền thống đang cùng nhau đánh đu lên xuống trong tiếng cười đùa rộn rã. Cách đó không xa, các chàng trai thi thố với nhau xem ai ném được nhiều quả còn trúng đích nhất. Ở phía cuối sân, một nhóm em bé đang reo hò, cổ vũ cho các bạn trong trò chơi bịt mắt bắt vịt. Chốc chốc lại có tiếng cười ồ lên khi thấy một bạn nhỏ ngã lăn quay vì chụp hụt.

Nam thanh nữ tú cùng nhau nhảy sạp trong ngày Tết Độc lập

Nam thanh nữ tú cùng nhau nhảy sạp trong ngày Tết Độc lập

Hòa chung không khí tươi vui, rộn ràng là những hoạt động biểu diễn dân ca, dân vũ mừng đất nước, ca ngợi quê hương, lan tỏa bản sắc dân tộc. Tất cả đều được tái hiện tạo một không khí phấn khởi, đầm ấm, mang đậm nét truyền thống của các dân tộc.

Ông Nguyễn Hữu Bảng, Chủ tịch UBND xã Sa Loong, cho hay thôn Hào Lý có 143 hộ/576 nhân khẩu, trong đó toàn bộ đều là người Mường sinh sống. Người Mường ở thôn Hào Lý vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc như: văn hóa cồng chiêng, hát ru, hát đối, hát bộ mẹng... Đây là tài sản văn hóa đặc biệt quý giá, góp phần quan trọng trong nền văn hóa đa sắc tộc vùng Tây Nguyên.

Trẻ em reo hò cổ vũ các bạn trong trò chơi dân gian

Trẻ em reo hò cổ vũ các bạn trong trò chơi dân gian

Theo ông Bảng, trong không khí cả nước chào mừng kỷ niệm Quốc khánh 2.9, các dân tộc nói chung và người Mường nói riêng còn đón Tết Độc lập. Qua đó, bà con nhìn lại quá trình phát triển đi lên của làng xã và tri ân những lớp người đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Ông Nguyễn Chí Tường, Chủ tịch UBND H.Ngọc Hồi, cho biết huyện đã hỗ trợ 20 triệu đồng và tạo điều kiện cho bà con tổ chức Tết Độc lập. Ngày hội trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, là nơi để người Mường và các dân tộc trên địa bàn gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Những em bé tham gia trò chơi dân gian bịt mắt bắt vịt

Những em bé tham gia trò chơi dân gian bịt mắt bắt vịt

"Thời gian tới, H.Ngọc Hồi có phương án phát triển thôn Hào Lý thành làng du lịch cộng đồng nhằm đưa văn hóa truyền thống, điểm đến của địa phương đến gần hơn với du khách gần xa", ông Tường thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.