WHO: Số ca nhiễm, tử vong do COVID-19 tăng chậm lại ở hầu hết khu vực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngoại trừ khu vực Đông Nam Á và Đông Địa Trung Hải, tất cả khu vực còn lại trên thế giới đã ghi nhận sự gia tăng chậm lại trong số ca nhiễm và ca tử vong mới do COVID-19.

Các nhà buôn đeo khẩu trang khi tham gia một cuộc biểu tình phản đối các biện pháp hạn chế mới được thị trưởng Claudia Lopez của Bogota đưa ra tại thành phố Bogota, Colombia ngày 24-8 - Ảnh: AFP
Các nhà buôn đeo khẩu trang khi tham gia một cuộc biểu tình phản đối các biện pháp hạn chế mới được thị trưởng Claudia Lopez của Bogota đưa ra tại thành phố Bogota, Colombia ngày 24-8 - Ảnh: AFP


Hãng tin AFP ngày 25-8 cho biết đại dịch COVID-19 vẫn còn hoành hành khắp thế giới, nhưng dữ liệu mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy tốc độ của dịch bệnh đang giảm đi ở hầu hết khu vực, nhất là ở châu Mỹ.

Trong một báo cáo về tình hình dịch bệnh công bố đầu tuần này, WHO cho biết hơn 1,7 triệu ca nhiễm mới và khoảng 39.000 ca tử vong mới đã được ghi nhận trên toàn cầu trong tuần trước.

Các con số trên được thống kê trong giai đoạn 7 ngày (với ngày cuối là hôm 23-8), đánh dấu mức giảm 5% trong số ca nhiễm mới và giảm 12% trong số ca tử vong mới trên toàn cầu so với các số liệu của tuần trước đó.

Hiện trên toàn cầu có tổng cộng hơn 23 triệu ca nhiễm và hơn 800.000 ca tử vong do COVID-19. WHO cho biết ngoại trừ khu vực Đông Nam Á và Đông Địa Trung Hải, tất cả khu vực còn lại trên thế giới đã ghi nhận sự gia tăng chậm lại  trong số ca nhiễm và ca tử vong mới tuần trước.

Đến nay châu Mỹ vẫn là châu lục chịu ảnh hưởng nặng nhất, chiếm một nửa trong tổng số ca nhiễm mới và 62% trong tổng số ca tử vong tuần trước.

Tuy nhiên, khu vực này cũng chứng kiến tốc độ gia tăng chậm nhất, với số ca nhiễm mới giảm 11% và số ca tử vong mới giảm 17% so với một tuần trước đó, một phần nhờ mức giảm được ghi nhận ở Mỹ và Brazil - hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất trên thế giới.

Trong khi đó, WHO cảnh báo một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở vùng Caribê đã ghi nhận mức gia tăng ca nhiễm lớn, cho rằng điều này có thể liên quan tới ngành du lịch.

Còn khu vực Đông Nam Á chiếm 28% trong tổng số ca nhiễm mới và 19% trong tổng số ca tử vong mới được ghi nhận trên toàn cầu tuần trước. Cả số ca nhiễm mới và ca tử vong mới ở khu vực này đều tăng 4% so với một tuần trước đó.

Ở châu Âu, số ca nhiễm mới tăng đều đặn trong những tuần gần đây, nhưng tốc độ đã giảm nhẹ (1%) vào tuần trước. Số ca tử vong mới do COVID-19 ở khu vực này cũng tiếp tục tăng chậm lại, với mức tăng ít hơn 12% so với tuần trước đó.

Theo BÌNH AN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.