Vương quốc Anh sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), Vương quốc Anh sẽ công nhận các ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường.

Động thái này được Anh đưa ra sau khi nước này gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo đó, Vương quốc Anh sẽ không áp dụng các quy định bất lợi đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam trong trường hợp tiến hành điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại.

Sau khi gia nhập CPTPP, Vương quốc Anh sẽ công nhận các ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường

Sau khi gia nhập CPTPP, Vương quốc Anh sẽ công nhận các ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường

Tính đến nay, Việt Nam đã được 71 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận là một nền kinh tế thị trường thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó có nhiều đối tác thương mại quan trọng.

Vương quốc Anh trở thành nền kinh tế thứ 12 gia nhập CPTPP, hiệp định thương mại lớn nhất của nước này kể từ sau Brexit. Chính phủ Anh ước tính hiệp định này sẽ giúp họ giảm thuế nhập khẩu ô tô, rượu và sản phẩm từ sữa. GDP Anh sẽ tăng thêm 1,8 tỷ bảng (2,2 tỷ USD) mỗi năm trong dài hạn.

Biện pháp tự vệ của Anh đối với thép Việt Nam sẽ hết hạn vào 30-6-2024

Biện pháp tự vệ của Anh đối với thép Việt Nam sẽ hết hạn vào 30-6-2024

Năm 2022, kim ngạch hàng Việt xuất khẩu sang Anh đạt 5,2 tỷ USD, tăng 9,5% so với trước đó. Hiện Anh đang áp dụng duy nhất biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép của Việt Nam và biện pháp này sẽ hết hạn vào 30-6-2024. Việc được công nhận là nền kinh tế thị trường chắc chắn sẽ mang lại lợi thế lớn cho hàng hóa Việt nói chung và ngành thép nói riêng khi xuất khẩu sang thị trường này trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.