Vướng mắc trong xử lý nợ thuế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tính đến cuối tháng 4-2017, nợ thuế do ngành Thuế tỉnh quản lý là 889,7 tỷ đồng, tăng 2% so với cuối năm 2016. Trong đó, nợ khó thu là 529,3 tỷ đồng, tăng 3,6%; nợ chờ xử lý là 34,1 tỷ đồng, tăng 6,6%; nợ đến 90 ngày và nợ trên 90 ngày là 326,3 tỷ đồng, tăng 3,7%.

Dựa trên việc phân tích, đánh giá của Cục Thuế tỉnh cho thấy, nền kinh tế vẫn còn khó khăn đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo đó, khách hàng nợ doanh nghiệp, không thanh toán tiền hàng kịp thời, thời tiết hạn hán gây thiệt hại nặng nề, ngân sách nhà nước chưa thanh toán vốn xây dựng cơ bản, hoạt động kinh doanh thua lỗ. Giai đoạn 2015-2017, trên địa bàn tỉnh phát sinh nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; nhiều đơn vị phản ánh các mỏ có chất lượng kém, chi phí vận chuyển cao, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản lớn dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả.

 

Cán bộ Cục Thuế tỉnh kiểm tra giao dịch nộp thuế điện tử.                Ảnh: Đ.T
Cán bộ Cục Thuế tỉnh kiểm tra giao dịch nộp thuế điện tử. Ảnh: Đ.T

Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, bỏ địa chỉ kinh doanh ngày càng tăng. Ngành Thuế tỉnh gặp không ít trở ngại khi các trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn không còn giá trị sử dụng đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp này khá nhiều, vì vậy số tiền nợ thuế ngày càng tăng thêm và càng gây áp lực cho cơ quan Thuế. Bên cạnh đó, công tác cưỡng chế nợ thuế gặp nhiều khó khăn vì hầu hết doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày là các đơn vị thực sự khó khăn về tài chính, không có khả năng thanh toán, tài khoản ngân hàng không có số dư, tài sản đã thế chấp ngân hàng để vay vốn kinh doanh, không có công nợ phải thu với các khách hàng. Khi triển khai cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên lại gặp trở ngại về thủ tục, về công tác phối hợp.
 

Ông Nguyễn Xuân-Phó Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum: Qua thực tiễn xử lý nợ đọng trên địa bàn, Cục kiến nghị Trung ương xem xét đối với các khoản nợ thuế quá 10 năm của các doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh, chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất tích, đồng thời áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định song kết quả là không thu hồi được. Vì lý do khách quan, Hải quan không thể áp dụng hết các biện pháp nên đề nghị Trung ương xem xét từng trường hợp cụ thể và cho xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp theo quy định.

Không riêng gì ngành Thuế, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum hiện vẫn còn tồn đọng 4 doanh nghiệp nợ thuế chuyên thu quá hạn tại địa bàn Gia Lai với số nợ là 281,4 triệu đồng, tất cả là nợ không có khả năng thu. Theo phân tích, đây chủ yếu là các khoản nợ khó thu phát sinh từ trước ngày 1-7-2013 của các doanh nghiệp đã phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh và nợ thuế phát sinh từ việc ấn định thuế của những tờ khai tạm nhập-tái xuất quá hạn không thanh toán. Phía Hải quan đã áp dụng các biện pháp xử lý nợ thuế như: đối với các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh thì tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng truy tìm chủ doanh nghiệp để thực hiện biện pháp cưỡng chế. Đối với các khoản nợ đọng thuế phát sinh từ việc ấn định thuế của những tờ khai tạm nhập-tái xuất quá hạn không thanh khoản, đơn vị đã rà soát kiểm tra hồ sơ, thực hiện thanh khoản, giảm nợ thuế.

Hiện nay, Cục Thuế tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện công tác thu hồi nợ đọng thuế. Đồng thời, triển khai các biện pháp quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế để thực hiện chỉ tiêu thu nợ thuế. Căn cứ vào số nợ thuế để đôn đốc thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước kịp thời. Song song với đó là triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình quản lý thu nợ và các biện pháp cưỡng chế; hoàn thuế kiêm bù trừ. Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị (có nợ tiền thuê đất thuộc đối tượng được miễn giảm) lập hồ sơ để giải quyết miễn giảm theo quy định; đẩy mạnh việc thực hiện công khai thông tin người nộp thuế chây ỳ trên phương tiện truyền thông. Đối với tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cơ quan Thuế quyết liệt áp dụng các biện pháp thu tiền nợ theo số phát sinh. Trường hợp người nộp thuế trả lại mỏ, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh ra quyết định thu hồi mỏ để điều chỉnh giảm nợ.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

(GLO)- Cùng với niềm vui được mùa, được giá, người trồng chanh dây trên địa bàn tỉnh rất vui mừng trước thông tin Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu chanh dây sang thị trường Mỹ. Với việc thị trường mở rộng, người dân có niềm tin để tiếp tục gắn bó với loại cây này.
Giá tổ yến giảm sâu

Giá tổ yến giảm sâu

(GLO)- Nếu như năm 2023, 1 kg tổ yến thô bán sỉ trên thị trường có giá 18-20 triệu đồng thì đến tháng 9-2024 giảm còn 11-12 triệu đồng. Theo ghi nhận từ các nhà nuôi yến tại Gia Lai, đây là mức giá thấp nhất kể từ sau thời điểm dịch Covid-19.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(GLO)- Tại Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13-9-2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý nghiêm hành vi lợi dụng ảnh hưởng của cơn bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá.
Nâng tầm giá trị hạt cà phê

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

(GLO)- Minh bạch đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, từng bước nâng tầm giá trị hạt cà phê là hướng đi của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Gia Lai để xây dựng ngành hàng cà phê bền vững, vươn tới các thị trường khó tính.