Vướng mắc trong đầu tư xây dựng giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vốn đầu tư ít, hạ tầng giao thông xuống cấp, một số công trình thi công không kịp tiến độ hay khó khăn trong công tác giải ngân vốn và giải phóng mặt bằng… là những vấn đề vướng mắc trong đầu tư xây dựng giao thông trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Công trình “đếm trên đầu ngón tay”

Năm 2013 là năm khá ảm đạm đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao thông. Sự cắt giảm chi phí, giảm công trình và chỉ ưu tiên những công trình cấp thiết khiến kế hoạch khởi công xây dựng công trình trong năm hạn chế, chủ yếu là những công trình chuyển tiếp từ các năm trước. Vì thế, những công trình lớn do Sở Giao thông-Vận tải tỉnh làm chủ đầu tư chỉ đếm trên đầu ngón tay, nếu tính hết tất cả công trình thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương và Trung ương cũng chỉ vẻn vẹn có 6 công trình.

 

Thi công công trình cầu Phú Cần (huyện Krông Pa). Ảnh: Nguyễn Giác
Thi công công trình cầu Phú Cần (huyện Krông Pa). Ảnh: Nguyễn Giác

Trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 công trình từ nguồn vốn ngân sách Trung ương là công trình nền, mặt đường quốc lộ 14C (giai đoạn 2) đoạn qua tỉnh Gia Lai (Km 124+900 – Km 202) với tổng mức đầu tư là 428,301 tỷ đồng và 5 công trình từ nguồn vốn ngân sách địa phương, gồm: Công viên Văn hóa các dân tộc (khởi công năm 2011, tổng mức đầu tư 28,453 tỷ đồng); đường tỉnh 670B (Km 17+540 – Km 24+068) (khởi công năm 2008, tổng mức đầu tư 13,882 tỷ đồng); cầu bắc qua sông Ba (khởi công năm 2011, tổng mức đầu tư 58,159 tỷ đồng); đường tỉnh 663 (Km 0 – Km 13+728,26) (khởi công năm 2009, tổng mức đầu tư 33,880 tỷ đồng) và cầu Phú Cần (khởi công năm 2011, tổng mức đầu tư 88,042 tỷ đồng).

Cộng dồn tất cả các công trình trên thì tổng mức đầu tư cũng mới đạt 650,717 tỷ đồng, trong đó số vốn phân bổ cho năm 2013 chỉ đạt 104,26 tỷ đồng (riêng công trình đường tỉnh 670B năm 2013 không bố trí vốn).

Tiến độ thi công chậm

Mặc dù đã giữa năm 2013 và Tây Nguyên đang vào mùa mưa nhưng tiến độ thi công các công trình đa số đều chậm trễ. Theo ông Nguyễn Trung Tâm-Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải Gia Lai thì nguyên nhân công trình chậm tiến độ chủ yếu do gặp nhiều vấn đề vướng mắc. Một số công trình công tác huy động ban đầu của nhà thầu chậm trễ, nhân lực, máy móc không đảm bảo theo yêu cầu; công tác giải phóng mặt bằng chậm.

Cụ thể: Công viên Văn hóa các dân tộc dù đã khởi công từ tháng 5-2011 nhưng phải đến ngày 14-9-2012 Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh mới cơ bản bàn giao xong mặt bằng, hiện còn vướng 3 trụ điện phía đường Phan Đình Phùng, hiện Công ty Điện lực Gia Lai đang thẩm định khối lượng di dời. Hay như trường hợp công trình đường 670B phải dừng thi công do công tác giải phóng mặt bằng…

Hiện nay giá thành vật liệu, lương nhân công thay đổi, trong khi các công trình đều lập dự toán từ khá lâu. Có tới 4 công trình (gồm Công viên Văn hóa các dân tộc, cầu bắc qua sông Ba, cầu Phú Cần, đường tỉnh 663) phải lập hồ sơ điều chỉnh giá để điều chỉnh tổng mức đầu tư gây tốn kém thời gian, công sức. Ngoài ra, vốn giải ngân chậm cũng ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công của các công trình. Đa số các công trình đến thời điểm này vẫn chưa giải ngân, một số công trình được giải ngân thì quá ít (chẳng hạn công trình cầu Phú Cần, nguồn vốn giải ngân năm 2013 chỉ đạt 10,5% kế hoạch vốn)…

Theo ông Nguyễn Trung Tâm, để giải quyết thực trạng trên, Sở đang tích cực đốc thúc các nhà thầu thực hiện làm tăng ca, đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời, kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ một phần khó khăn trong thực hiện các dự án như: cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, điều chỉnh thời gian thi công đến hết năm 2013 và điều chỉnh tổng mức đầu tư trên cơ sở điều chỉnh giá theo Văn bản số 1464/UBND-CNXD ngày 18-5-2012 của UBND tỉnh “Về việc thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng” đối với loại hợp đồng trọn gói…

Riêng công trình đường tỉnh 670B, Sở cũng kiến nghị xem xét phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án và tổng mức đầu tư theo như đã trình, đồng thời bổ sung kế hoạch vốn để thi công hoàn thành dự án. Trường hợp chưa bố trí được vốn, đề nghị cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư và triển khai thi công còn lại, sau đó bố trí vốn để trả.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

null