Vua Khải Định với việc đặt lễ 'quốc khánh' của triều Nguyễn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cách đây hơn 100 năm, vua Khải Định đã quy định lấy ngày vua Gia Long lên ngôi (2 tháng 5 âm lịch) là ngày đại lễ của đất nước, với tên gọi lễ Khánh niệm Hưng quốc.

 

Các triều đại phong kiến thường lấy ngày sinh của vua làm ngày đại lễ, tương tự như quốc khánh, như vua Lê Thái Tông lấy ngày sinh là Kế Thiên thánh tiết, sau đổi là Vạn Thọ thánh tiết. Đến nay, Vương quốc Anh vẫn đang lấy ngày sinh của Nữ hoàng Elisabeth II là ngày quốc khánh.

Ở nước ta, đến đầu thế kỷ 20, triều đình nhà Nguyễn cũng lấy ngày sinh nhật của vua làm ngày đại lễ, được tổ chức với nghi thức long trọng nhất cùng với các lễ Tiết Nguyên đán, Tiết Đoan dương (ngày 5 tháng 5 âm lịch).

Sau khi vua Khải Định lên ngôi năm 1916, quần thần đã xin lấy ngày sinh của vua (ngày 1 tháng 9) làm tiết Vạn Thọ khánh tiết, lấy đó làm lệ thường hàng năm.

Tuy nhiên từ năm Khải Định thứ 3 (1918), triều Nguyễn bắt đầu tổ chức lễ kỷ niệm ngày chính thức thành lập triều đại, tương tự như lễ quốc khánh của các nước hiện nay.

Sách Đồng Khánh - Khải Định chính yếu (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, Nguyễn Văn Nguyên dịch, NXB Thời đại, 2009), phần Khải Định chính yếu, sơ tập, quyển 1, chương Chính thống, viết: “Tháng 2 năm 1918, chuẩn lấy ngày 2 tháng 5 làm ngày lễ Kỷ niệm”.

Theo đó, vua Khải Định ban dụ rằng: “Các nước văn minh bên châu Âu rất coi trọng những ngày lễ Kỷ niệm, như nước Đại Pháp lấy ngày thành lập nền Cộng hòa làm ngày lễ Kỷ niệm Chính Trung (tức Quốc khánh Pháp 14/7). Nước ta hồi năm ngoái cũng đã bàn định lấy ngày trẫm lên ngôi (ngày 17 tháng 4) làm ngày lễ Kỷ niệm.... Nhưng với triều ta thì năm Gia Long nguyên niên là năm khởi đầu tạo dựng thành công sau bao gian nan vất vả, lẽ nào nỡ bỏ qua để đi kỷ niệm ngày nào khác".

"Vì thế, lấy ngày mùng 2 tháng 5, là ngày Thế tổ Cao Hoàng đế lên ngôi làm lễ Kỷ niệm. Tới ngày đó, trẫm sẽ thân hành dẫn Tôn nhơn phủ cùng đình thần văn võ ra Thế miếu kính cẩn hành lễ. Lễ xong, trẫm về cung thiết triều nghi bình thường tại điện Cần Chính để nhận chúc mừng. Các cơ quan hữu ti phải soạn định ra nghi thức chi tiết để lấy đó thành lệ. Vào ngày hôm đó, tất cả quan lại, binh lính và dân chúng đều chuẩn cho được nghỉ ngơi vui chơi để cùng chia sẻ niềm vui”.


 

 Nghi lễ quốc khánh bắt đầu được tổ chức từ thời vua Khải Định, năm 1918. Ảnh chụp từ phim tài liệu của Henri Richard.
Nghi lễ quốc khánh bắt đầu được tổ chức từ thời vua Khải Định, năm 1918. Ảnh chụp từ phim tài liệu của Henri Richard.



Năm sau (1919), vua Khải Định lại cho đổi tên lễ Kỷ niệm thành lễ Khánh niệm Hưng quốc.

Sách Khải Định chính yếu chép dụ của vua ghi rằng: “Nước ta mới định đặt ra một ngày lễ Kỷ niệm, đó là ngày đầu tiên Thế tổ Cao Hoàng đế triều ta khai sáng ra sự nghiệp lớn lao để lại cho muôn đời sau. Trẫm xét thấy thần dân khắp trong nước được tin ấy ai cũng hân hoan mừng rỡ tuân hành, thậm chí có nơi còn bỏ qua cả ngày tết Đoan dương để vui mừng tổ chức lễ Kỷ niệm này”.

"Nếu chỉ dùng hai chữ "Kỷ niệm" không thôi thì e lẫn lộn và chưa hợp với nguyện vọng của nhân dân. Để ghi lại ngày vui mừng và thể hiện lòng ghi tạc không quên, chi bằng đặt cho một cái tên gọi đẹp để để lưu truyền mãi mãi. Vì vậy hai chữ "Kỷ niệm" sẽ phỏng theo cách gọi lễ Kỷ niệm Chính Trung mà tôn kính gọi là lễ Khánh niệm Hưng quốc. Truyền thông lục cho khắp trong ngoài đều biết để tuân hành".

Năm 1921, quần thần tâu rằng nhân dịp này, đối với các công thần có công lao trung hưng (giúp vua Gia Long đến lúc lên ngôi) và đã lập được đền thờ phụng thì xin ban lễ tế cho mỗi vị một mâm, vua y cho. Đồng thời vua Khải Định dặn ghi nhớ công lao Anh Duệ Hoàng Thái tử (tức Hoàng tử Cảnh) thân phải đi làm con tin, công lao to lớn, nên truyền sắm sửa lễ để tế ông. Năm này, triều Nguyễn cũng quy định soạn nhạc chương dùng trong ngày lễ Khánh niệm Hưng quốc.

Năm 1922, kỷ niệm 120 năm vua Gia Long lên ngôi, vua Khải Định cho rằng với mốc tròn 2 hoa giáp, nên yêu cầu cử hành điển lễ chào mừng thật long trọng. Vua truyền cho Bộ Lễ trích ngân khoản gấp đôi theo lệ thường để tổ chức, trong đó có khoản điện tế Anh Duệ Hoàng Thái tử và các công thần khai quốc.

Trong cuốn truyện Tuấn, chàng trai nước Việt, nhà văn Nguyễn Vỹ miêu tả lại lễ Quốc khánh đầu tiên tổ chức ở Quy Nhơn:

“Dần dần một tháng sau học trò cả trường mới biết rằng theo lệnh triều đình và tòa Khâm sứ Trung kỳ, lễ Tết mồng 5 tháng 5 âm lịch năm ấy sẽ bị bãi bỏ và thay thế bằng Lễ Quốc khánh ngày 2 tháng 5 An Nam, là ngày vua Gia Long đã toàn thắng Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế và sáng lập triều Nguyễn. Ðó là Lễ Quốc khánh đầu tiên của nước An Nam và được cử hành rất long trọng ở hai xứ Trung kỳ và Bắc kỳ”.

Mặc dù đã có lễ Khánh niệm Hưng quốc, nhưng sách báo sau này cho biết, trong thời vua Khải Định trị vì, ông đã tổ chức Lễ Tứ tuần đại khánh để mừng sinh nhật tuổi 40 của mình với quy mô to lớn và tốn kém bậc nhất, diễn ra trong suốt tháng 8 âm lịch năm 1925.


 

 Lễ Khánh niệm Hưng quốc được tổ chức sang thời vua Bảo Đại. Ảnh chụp từ phim tài liệu của Henri Richard.
Lễ Khánh niệm Hưng quốc được tổ chức sang thời vua Bảo Đại. Ảnh chụp từ phim tài liệu của Henri Richard.



Chúng ta có thể đọc để biết diễn biến một buổi lễ Khánh niệm Hưng quốc diễn ra năm 1935, dưới thời vua Bảo Đại, do Báo Tràng An, số ra ngày 4/6/1935, tường thuật lại như sau:

“Lễ Hưng quốc Khánh niệm đã cử hành ngày Chủ nhật (2/6, tức 2/5 âm lịch), cũng long trọng như mọi năm.

Sáng sớm hôm đó, Hoàng đế hành lễ tại Thế miếu. Tại điện Cần Chánh có lễ Khánh hạ. 9 giờ sáng có lễ cầu vong ở nhà thờ Phủ Cam, 11 giờ có lễ cầu độ âm hồn ở chùa Thiên Mụ.

Trước dinh phủ Thừa có phát tiền cho những người nghèo khổ (30$). Ở nhà thương cũng vậy (30$).

Các tù nhân ở Hộ Thành, phủ Thừa và đồn Mang Cá được ăn uống sung sướng hơn ngày thường. Những cuộc vui có: Thi thuyền, bắt vịt, bắt heo, đánh đu, leo cột mỡ, thi đèn, đốt cây bông, rước đèn, chớp bóng giữa trời.

Hoàng đế, quan Khâm sứ và các quan chức hai Chánh phủ có dự cuộc thi đèn tối hôm ấy”.

Lễ Khánh niệm Hưng quốc tiếp tục diễn ra dưới thời vua Bảo Đại cho đến khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, chính quyền về tay nhân dân, để rồi dẫn đến Lễ Độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam DCCH.

 Lê Tiên Long (zing)

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.